Cách trồng cây hoa lưỡi hổ quanh năm tươi tốt, đâm chồi nảy lộc

Cây lưỡi hổ thuộc họ cây cảnh có khả năng chịu khô hạn tốt và phát triển được trong nhiều điều kiện môi trường khác nhau mà không cần gia chủ phải chăm sóc nhiều. Cách trồng lưỡi hổ cũng khá đơn giản, bất cứ ai cũng có thể làm được. Bài viết dưới đây của Cachtronghoa.com sẽ chia sẻ tới bạn đọc chi tiết hơn về loài cây này.

Cách trồng cây hoa lưỡi hổ
Hoa lưỡi hổ sở hữu vẻ đẹp kiêu sa và có nhiều ý nghĩa về phong thủy

1. Giới thiệu cây hoa lưỡi hổ

Lưỡi hổ còn có tên gọi khác là cây lưỡi cọp và vĩ hổ, cây thuộc họ măng tây, có chiều cao từ 50 đến 60cm. Thân cây màu xanh mọng nước, dạng dẹt, thon lên như mũi kiếm mềm mại.

Hoa lưỡi hổ thường nở thành từng cụm, mọc từ gốc lên đến ngọn. Từng cánh hoa thon dài, trắng tinh, uốn cong vô cùng đẹp mắt và thu hút người nhìn.

Xem thêm: Cách trồng và chăm sóc hoa lan ý tươi tốt, hoa đẹp, lâu tàn

2. Ý nghĩa của cây hoa lưỡi hổ

Hoa lưỡi hổ sở hữu vẻ đẹp kiêu sa và có nhiều ý nghĩa về phong thủy. Theo quan niệm của người xưa, trồng loài hoa này trong nhà sẽ đem lại máy mắn, thuận lợi cho gia chủ.

Bên cạnh đó, nó còn giúp xua đuổi tà ma hay những điềm xấu, điều không may mắn trong cuộc sống của gia đình. Lá cây mọc thẳng đứng lên trên thể hiện sự quyết đoán, ý chí tiến lên của con người cũng như uy quyền của người làm chủ gia đình.

3. Cách trồng cây hoa lưỡi hổ tại nhà

Cách trồng cây hoa lưỡi hổ
Cách trồng lưỡi hổ cũng khá đơn giản, bất cứ ai cũng có thể làm được

3.1. Chuẩn bị trồng hoa lưỡi hổ

– Chuẩn bị đất trồng

Do hoa lưỡi hổ không ưa nước nên đất trồng cây cần đảm bảo độ tơi xốp, có khả năng thoát nước nhanh và giữ ẩm tốt. Bạn có thể trộn vào đất trồng một ít đất phù sa hoặc mùn cưa để đất giàu dinh dưỡng hơn.

Chuẩn bị chậu trồng

Tùy vào vị trí đặt cây cũng như kích thước của cây mà bạn lưa chọn chậu có kích thước phù hợp. Chất liệu có thể là sứ, đất nung… đều được. Nếu nhà bạn có sân vườn thì nên trồng trực tiếp xuống vườn để cây phát triển thoải mái.

Cách trồng cây hoa lưỡi hổ
Trồng cây hoa lưỡi hổ đem lại máy mắn, thuận lợi cho gia chủ

3.2. Cách trồng cây hoa lưỡi hổ

Có 2 phương pháp trồng hoa lưỡi hổ, mỗi một phương pháp sẽ có ưu nhược điểm khác nhau và phù hợp với từng điều kiện môi trường khác nhau.

– Cách trồng hoa lưỡi hổ bằng nước

Bước 1: Trước tiên bạn cần chọn cây giống khỏe mạnh, lá màu xanh thẫm, không bị sâu bệnh để trồng.

Bước 2: Tách cây ra để rửa sạch đất cát ở rễ cây. Nếu đất bám chặt có thể ngâm khoảng 15-20 phút rồi rửa.

Bước 3: Cắt bỏ những chiếc rễ già, lá úa rồi cắm cây lưỡi hổ vào chậu nước, cố định lại để cây đứng thẳng.

Bước 4: Bạn hãy nhỏ thêm vài giọt dinh dưỡng thủy canh vào chậu nước để bổ sung chất dinh dưỡng cho hoa.

– Cách trồng hoa lưỡi hổ bằng đất

Bước 1: Chọn cây giống khỏe mạnh, lá màu xanh thẫm, không bị sâu bệnh để việc chăm sóc cây dễ dàng hơn.

Bước 2: Xới đất rồi chôn cây giống vào chậu đất trồng đã chuẩn bị, sau đó vun đất lên để giữ cho cây cố định.

Bước 3: Tưới nước để giữ ẩm cho cây rồi đặt cây ở nơi thoáng mát, tránh ánh nắng mặt trời trực tiếp.

Cách trồng cây hoa lưỡi hổ
Bạn cần dành thời gian để chăm sóc cây hoa lưỡi hổ tốt hơn

4. Cách chăm sóc cây hoa lưỡi hổ

4.1. Tưới nước cho cây

Lưỡi hổ là loại hoa ưa khô hạn nên chúng không cần tưới nước nhiều. Trong quá trình chăm sóc, bạn chỉ cần tưới 1 tuần/lần hoặc 2 tuần/lần để giữ ẩm cho cây.

4.2. Ánh sáng cho cây

Loài cây này thích hợp ở những nơi râm mát, có ánh sáng nhẹ nhàng. Bạn nên chọn những khu vực râm mát, không bị ánh nắng mặt trời chiếu vào để đặt cây.

4.3. Bón phân cho cây

Nhiệt độ lý tưởng cho cây phát triển tốt nhất là khoảng 20-30 độ C. Trong quá trình chăm sóc, bạn nên bổ sung thêm dinh dưỡng cho cây bằng cách bón phân định kỳ. Cứ khoảng 3 tháng bạn sẽ bón phân 1 lần, dùng phân hữu cơ bón  vào gốc cây để tránh làm cây bị xót dễ và chết.

5. Vấn đề sâu bệnh của cây hoa lưỡi hổ

Rệp trắng và nhện đỏ là hai căn bệnh phổ biến thường gặp ở cây lưỡi hổ. Loài sâu bệnh này sẽ hút nhựa cây và khiến lá cây yếu dần, sau đó chết cây. Để điều trị, bạn cần vệ sinh những chiếc lá bằng nước muối pha loãng hoặc cồn để diệt trừ sâu.

Ngoài ra, lưỡi hỗ còn có thể bị nấm. Nguyên nhân gây ra là do bạn tưới quá nhiều nước cho cây khiến chậu cây ẩm ướt là nấm sinh sôi và phát triển. Để ngăn chặn kịp thời bạn nên di chuyển chậu cây ra vị trí khô ráo và không nên tưới nước cho cây quá nhiều.

Thỉnh thoảng, côn trùng cũng có thể xuất hiện tùy theo mùa. Chính vì thế, bạn cần xử lý kịp thời trước khi chúng gây hại nặng nề cho cây. Nếu gặp phải tình trạng nặng, bạn sẽ cần phun thuốc hóa học và cắt bỏ bớt những lá cây bị sâu bệnh đi.

Hoa lưỡi hổ là một trong những loài hoa cảnh đẹp, không chỉ giúp trang trí nhà cửa mà còn mang nhiều ý nghĩa phong thủy tốt. Cách trồng và chăm sóc cây lưỡi hổ lại khá đơn giản, vì thế bạn hãy sắm cho mình một chậu cây để thay đổi không gian sống thêm trong lành, rực rỡ hơn nhé.

About Hà Đỗ

Check Also

Cách trồng hoa cúc Anh

Cách trồng hoa cúc Anh đơn giản, dễ thực hiện nhất cho người mới

Contents1. Giới thiệu cây hoa lưỡi hổ2. Ý nghĩa của cây hoa lưỡi hổ3. Cách …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *