Cách trồng hoa cúc cánh bướm rực rỡ sắc màu cho khu vườn tuyệt đẹp

Hoa cúc cánh bướm được biết đến với vẻ đẹp đơn giản, nhẹ nhàng cùng nhiều màu sắc rực rỡ, hay được trồng ở các công viên, khu vực công cộng để trang trí không gian. Nếu bạn yêu thích loài hoa này và thích trồng làm cảnh trong nhà thì hãy theo dõi bài viết hôm nay của Cachtronghoa.com để biết cách trồng hoa cúc cánh bướm đơn giản, hiệu quả nhất.

Cách trồng hoa cúc cánh bướm
Hoa cúc cánh bướm sở hữu vẻ đẹp đơn giản, nhẹ nhàng cùng nhiều màu sắc rực rỡ

1. Giới thiệu về hoa cúc cánh bướm

Hoa cúc cánh bướm là loài thực vậy thuộc họ hoa cúc. Thân cây rỗng, màu xanh nhạt và khá mềm yếu nên rất dễ bị gãy và chết. Lá hoa có dạng đơn hoặc kép, giống với lá dâu tằm, mọc đối xứng nhau.

Hoa cánh bướm thường mọc thành từng chùm, cánh hoa mềm mại, có 2 lớp chính khá đặc biệt mà ít loài hoa nào giống. Màu sắc của hoa thì rất đa dạng từ trắng, hồng, đỏ, tím, xanh, cam, vàng…

Xem thêm: Cách trồng hoa trà nở đẹp, lâu tàn dành cho người mới

2. Ý nghĩa hoa cúc cánh bướm

Cũng như tên gọi của mình, những bông hoa xinh xắn này có hình cánh bướm đủ màu sắc. Nhìn từ xa bạn sẽ như đang thấy hàng trăm hàng nghìn con bướm nhỏ đủ màu sắc đang rung rinh đôi cánh, bay lượn khắp bầu trời. Khung cảnh này, vẻ đẹp này chắc chắn sẽ khiến bạn mê đắm , lưu luyến mãi không thôi.

Hoa cúc cánh bướm mềm mỏng, dịu dàng như gợi lên sự an lành, bình yên trong tâm hồn con người. Mỗi khi tâm trạng không tốt, được ngắm những đóa hoa này bạn sẽ cảm thấy dễ chịu và thư thái hơn, không còn giữ lại những nỗi buồn nữa.

Cách trồng hoa cúc cánh bướm
Hoa cúc cánh bướm xinh đẹp, thơm nhẹ nhàng thu hút ong bướm vây quanh

3. Cách trồng hoa cúc cánh bướm tại nhà

3.1. Chuẩn bị trồng hoa cúc cánh bướm

– Chuẩn bị cây giống hoa

Hoa cánh bướm có thể trồng bằng hạt giống hoặc trồng bằng cây giống đều được.Nếu trồng bằng hạt giống thì nên lựa chọn hạt giống to, mẩy, không được nhiễm sâu bệnh thì mới đảm bảo tỷ lệ nảy mầm cao nhất. Nếu trồng bằng cây giống thì chọn cây khỏe mạnh, mập mạp, lá xanh mướt, không có dấu hiệu bị bệnh.

– Chuẩn bị đất trồng hoa

Cúc cánh bướm mặc dù hơi yếu ớt, dễ chết nhưng chúng lại không quá kén đất trồng. Bạn nên chọn những loại đất mùn giàu dưỡng chất vì loại đất này rất thoáng khí, khả năng thoát nước tốt và tơi xốp. Khi trồng nên trộn thêm ít xơ dừa cùng đất để bổ sung thêm dinh dưỡng.

3.2. Tiến hành trồng hoa cúc cánh bướm

– Trồng hoa cánh bướm từ hạt giống

Sau khi mua được hạt giống hoa về bạn có thể gieo trực tiếp vào chậu đất. Với loài hoa này thì không cần phải ngâm hạt hay ủ giống trước khi gieo.

Tiếp đến hãy đổ đất vào 2/3 chậu và rải hạt giống hoa cúc lên. Rải xong hạt thì phủ thêm một lớp đất mỏng để bảo vệ hạt giống. Cuối cùng tưới nước rồi đặt cây nơi thoáng mát, đảm bảo độ ẩm phù hợp để hạt nảy mầm nhanh.

Trong quá trình gieo hạt bạn cũng cần lưu ý: Hạt giống nên giữ khoảng cách với nhau khoảng 5cm để khi cây lớn sẽ dễ dàng tách ra đi trồng. Sau 3 – 4 tuần, hạt giống mọc mầm, mọc rễ, lên chồi và đủ cứng cáp thì bạn có thể tiến hành chiết cây ra trồng riêng.

– Trồng hoa cánh bướm từ cây giống

Khi mua cây giống về bạn nên giữ nguyên bầu giống cho khô thoáng, không được để ướt đất trong bầu. Mục đích để bầu đất còn nguyên, không bị vỡ. Sau đó, đổ đất trồng vào khoảng 1/3 chậu cây, cắt bọc nilon bao quanh cây giống nhẹ nhàng. Đặt cây giống vào giữa chậu trồng, thêm đất và nén nhẹ xung quanh gốc cây để cây được cố định.

Trồng xong thì tưới nước và đặt cây ở khu vực râm mát, tránh ánh sáng mặt trời. Từ 7-10 ngày có thể mang cây ra cho cây tiếp xúc dần với ánh sáng nhẹ.

Cách trồng hoa cúc cánh bướm
Cách trồng hoa cúc cánh bướm đơn giản vì cây có khả năng sinh trưởng tốt

4. Cách chăm sóc cây cúc cánh bướm sau khi trồng

4.1. Tưới nước cho cây

Cây hoa cánh bướm cần được tưới nước thường xuyên mỗi ngày. Như vậy, cây mới đạt đủ độ ẩm để sinh trưởng, phát triển tốt. Vào ngày hè nắng nóng, cần chú ý tưới nước hợp lý, ngày 2 lần vào sáng và chiều. Vào mùa mưa nên tạo độ thông thoáng cho chậu đất, ngày tưới 1 lần để cây không bị ngập.

4.2. Bón phân cho cây

Nếu bạn trồng hoa cúc cánh bướm trong đất tơi xốp, giàu dinh dưỡng, có ủ thêm giá thể trước đó thì không cần bón phân thường xuyên quá. Bởi vì điều kiện dinh dưỡng của loại đất này đã cao, đủ để nuôi cây trong thời gian dài. Định kỳ 3 tháng 1 lần có thể sử dụng phân NPK để bón lượng nhỏ cho cây giúp cây sinh trưởng nhanh, ra hoa to đẹp.

Cách trồng hoa cúc cánh bướm
Những bông hoa cúc cánh bướm vô cùng quyến rũ

5. Phòng trừ sâu bệnh cho hoa cúc cánh bướm

Trong quá trình trồng và chăm sóc hoa cánh bướm, chủ nhân cần chú ý đến các loại sâu bệnh gây hại như kiến, ốc sên, rầy, nhện đỏ, bọ trĩ… Ngoài ra thì cỏ dại cũng là tác nhân gây nhiều ảnh hưởng xấu cho cây cần loại bỏ để cây không bị phân tán dưỡng chất.

Phương pháp phòng tránh côn trùng an toàn mà mang lại hiệu quả cao chính là giã nhuyễn vỏ trứng để rải xung quanh chậu cây. Côn trùng rất sợ mùi vỏ trứng nên sẽ không dám tiến lại gần chậu cây. Nếu số lượng sâu bệnh quá nhiều thì dùng thuốc tím rải trên bề mặt đất.

Cachtronghoa.com hy vọng từ những thông tin trong bài viết hôm nay sẽ hữu ích với bạn đọc, giúp bạn hiểu rõ hơn về cách trồng hoa cúc cánh bướm tại nhà. Chúc bạn sớm sở hữu một không gian lung linh, rực rỡ, ngát hương thơm được tạo bởi giống hoa đẹp mỹ miều này. Hẹn gặp lại bạn trong các bài viết tiếp theo.

About Hà Đỗ

Check Also

Cách trồng hoa cúc Anh

Cách trồng hoa cúc Anh đơn giản, dễ thực hiện nhất cho người mới

Contents1. Giới thiệu về hoa cúc cánh bướm2. Ý nghĩa hoa cúc cánh bướm3. Cách …

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *