Trong các giống hồng cổ thì hồng Sơn La là một trong các đại diện tiêu biểu. Loài hoa này có khả năng lặp hoa đều, cho hoa có sức sống mãnh liệt và hương thơm ngát. Nếu bạn chưa biết cách trồng hoa hồng cổ Sơn La, hãy cùng tham khảo chia sẻ từ cachtronghoa.com, đảm bảo bạn sẽ thấy đây là việc rất dễ dàng.
1. Giới thiệu về hoa hồng cổ Sơn La
Hiện nay vẫn chưa rõ hồng cổ Sơn La có nguồn gốc như thế nào, nhiều người cho rằng đây là giống hồng cổ Hải Phòng được trồng ở vùng miền núi Tây Bắc nên bị biến đổi.
Cây hoa hồng cổ Sơn La dáng leo, thân giòn, mọc thẳng lên cao rồi sau mới uốn cong. Phần thân cây phân thành nhiều nhánh, gai nhọn mọc dọc thân, bám sát vào nhau. Lá cây màu đỏ tía khi non và chuyển sang màu xanh đậm khi già, hình tròn, viền răng cưa.
Hoa hồng cổ Sơn La mọc thành chùm, mỗi chùm 5 – 10 bông với đường kính 8 – 12cm. Mỗi bông hoa là sự ghép lại của 30 – 35 cánh, hương thơm cổ điển, màu đỏ nhung, sai và lặp hoa tốt. Hoa tương đối bền, có những bông phải 10 ngày mới tàn.
Mặc dù có thể trồng ngoài trời nhưng hoa hồng cổ Sơn La lại không chịu được nắng gắt, ưa mát, không ưu độ ẩm hoặc nhiệt độ quá cao, nên phù hợp để trồng ở khu vực miền núi, cao nguyên. Loài hoa này được lựa chọn để trồng nhiều trong các ban công, hàng rào, trang trí cảnh quan. Cánh của hoa hồng cổ Sơn La còn được dùng để chiết xuất nước hoa hồng, mỹ phẩm.
Xem thêm: Cách trồng hoa hồng Đà Lạt cho hương thơm ngát, bông to đẹp
2. Cách trồng hoa hồng cổ Sơn La
2.1. Chuẩn bị trước khi trồng
Đối với cách trồng hoa hồng cổ Sơn La cần chuẩn bị những nguyên vật liệu sau:
– Chậu: có thể trồng trong chậu sứ hoặc chậu nhựa tùy lựa chọn của bạn.
– Đất: tốt nhất nên trồng trên đất cát pha thịt.
– Phân bón: dùng phân gà hoặc phân bò đã được ủ hoai hoặc dùng phân hữu cơ vi sinh đều được.
– Giá thể: trộn trấu hun dở, phân và đất theo tỉ lệ: 3:2:5.
2.2. Các bước trồng hoa
Cách trồng hoa hồng cổ Sơn La gồm các bước:
– Bước 1: có thể lót một lớp xỉ than hoặc trấu hun xuống đáy chậu trước cho tăng độ thoát nước, rải thêm ít phân bón lót sau đó cho phần giá thể đã được trộn sẵn ở khâu chuẩn bị vào 1/2 chậu.
– Bước 2: nhẹ nhàng xé phần nilon bọc bầu ươm ra, chú ý không gây tổn thương cho phần rễ.
– Bước 3: đặt cây vào trong chậu rồi đổ nốt phần giá thể còn vào quanh miệng chậu rồi dùng tay nén nhẹ đất xuống để cây đứng cố định. Cuối cùng, tưới đẫm nước và cho cây vào nơi mát khoảng 1 tuần rồi hãy dần dần tiếp xúc với ánh nắng.
3. Cách chăm sóc hoa hồng cổ Sơn La
3.1. Ánh sáng cho cây
Hoa hồng cổ Sơn La ưa sáng nhưng không ưa nắng gắt nên mỗi ngày cần cho cây hứng nắng 6 giờ để có điều kiện quang hợp tốt nhất.
3.2. Tưới nước cho cây
Nên tưới nước 2 lần/ngày cho hoa hồng cổ Sơn La khi thời tiết vào mùa khô, chú ý không tưới lên hoa và lá mà chỉ tưới quanh gốc, không nên tưới đêm vì dễ bị nấm bệnh. Nếu thời tiết vào mùa mưa ẩm thì 2 – 3 ngày mới cần tưới 1 lần để tránh tình trạng cây bị ngập úng.
3.3. Cắt tỉa và tạo dáng cho cây
Sau mỗi lứa hoa hãy cắt bỏ hoa toàn cách 2 – 3 đốt lá, tỉa cành nhỏ, bỏ lá úa đi vì chúng làm cây yếu, không tập trung dinh dưỡng để phát triển được. Những cành không có ngọn cũng cần được tỉa bớt, tạo dáng cho cây theo sở thích để vừa sở hữu được thân cây đẹp vừa kích thích đâm chồi, tăng hoa.
3.4. Bón phân cho cây
Trước khi cho cây vào chậu đã có một lớp phân bón lót dưới đáy chậu nên sau đó 2 tháng mới cần bón phân để thêm dinh dưỡng cho cây. Khi cây ra hoa thì bón thêm phân hữu cơ đề hoa bền và nhiều hơn. Không nên lạm dụng các sản phẩm kích thích ra hoa liên tục vì chúng dễ làm cho cây bị suy kiệt.
4. Phòng trừ sâu bệnh cho hoa hồng cổ Sơn La
Trong quá trình chăm sóc cây hoa hồng cổ Sơn La cần chú ý phát hiện các bệnh thường gặp ở hoa hồng để xử lý kịp thời, giúp cây có điều kiện phát triển tốt. Các loại mầm bệnh cần được đặc biệt chú ý để xử trí phù hợp là:
– Nhện đỏ: tạo ra cho cây các vết chích li ti không rõ hình dạng, cần dùng vòi phun để rửa trôi nhện và phun thuốc định kỳ 20 ngày/lần.
– Rệp: khiến hoa bị biến dạng, không nở được, chồi non ngừng sinh trưởng; cần phun thuốc trị rệp cho cây hoặc dùng bọ rùa để loại bỏ.
– Bọ trĩ: làm xoăn các đọt lá khiến cây không thể sinh trường, cần loại bỏ phần bị bọ trĩ tấn công sau đó phun thuốc theo lịch 7 – 10 ngày/lần.
– Phấn trắng: tạo ra các đốm trắng trên cây khiến cây không còn khả năng quang hợp, cần cắt bỏ cành bị bệnh để cây thông thoáng, nếu nặng có thể dùng thuốc bảo vệ thực vật.
– Đốm đen: tạo ra các đốm đen trên nụ hoa, thân, lá; cần trồng trên giàn, cách ly mặt đất, cắt bỏ và thiêu hủy phần bị bệnh.
– Gỉ sắt: có các ổ nổi màu gỉ sắt hoặc da cam trên cây, lá chuyển sang màu vàng nhạt; cần cắt tỉa phần bị tổn thương và tiêu hủy sau đó dùng thuốc trừ nấm.
Hương thơm và màu sắc của hoa hồng cổ Sơn La là điểm cộng khiến cho loài hoa này thu hút ánh mắt của nhiều người. Mong rằng những chia sẻ về cách trồng hoa hồng cổ Sơn La của cachtronghoa.com đã giúp bạn tự tin hơn trong quá trình chăm sóc loài hoa này. Chỉ cần chú ý chút thôi, bạn sẽ sớm được trải nghiệm cảm giác hạnh phúc khi ngắm nhìn cây hoa đầy sức sống, nhiều mầm nụ, bông thơm ngát từ thành quả lao động của mình. Hãy ghé thăm cachtronghoa.com thường xuyên để biết thêm nhiều bí kíp chăm hoa khác bạn nhé!