Hồng Đà Lạt có rất nhiều màu sắc khác nhau nên người trồng cũng có thêm lựa chọn cho khu vườn của mình. Đặc biệt, vào thời điểm nở rộ, loài hoa này cho hương rất đỗi dịu dàng, quyến rũ. Dưới đây, cachtronghoa.com sẽ giới thiệu đến bạn cách trồng hoa hồng Đà Lạt cực nhanh và dễ cho bông to đẹp, luôn ngát hương.
1. Giới thiệu về hoa hồng Đà Lạt
Hồng Đà Lạt là giống hoa nhiều màu sắc, ra hoa đều, ưa nắng, có thể cao trên 1m, chăm sóc tương đối đơn giản và phù hợp với nhiều loại đất trồng. Chỉ cần có nắng nhẹ và không khí dịu mát là hoa hồng Đà Lạt có điều kiện phát triển tốt.
Gốc của hồng Đà Lạt tương đối cứng, chắc, màu xám tối; rễ thuộc dạng rễ cọc. Phần thân dưới gốc màu xám xanh, càng lên trên càng chuyển sang màu xanh, thân có nhiều gai nhọn. Hoa hồng Đà Lạt là các cánh xen kẽ xếp chồng với nhau tạo thành lớp ở giữa nhụy vàng. Lúc nở hoa xòe ra rất bắt mắt, hương thơm dịu ngọt đặc trưng, cánh hoa dễ rụng.
2. Phân loại hoa hồng Đà Lạt
Có rất nhiều giống hồng Đà Lạt, điển hình là:
2.1. Hồng Tezza
Giống hồng này siêu nhiều nụ, hoa nhiều màu: đỏ, hồng phấn, cam, vàng,… Cây thường cao 30cm, hoa sai, phù hợp để trồng vườn, sân thượng, ban công,…
2.2. Hồng cổ Đà Lạt
Đây là loài hoa có mùi hương nồng nàn, vẻ đẹp thanh nhã mà kiêu sa. Hồng cổ Đà Lạt dáng thân leo, màu nhẹ: trắng, vàng nhạt, hồng phấn,… rất thích hợp trồng leo giàn hoặc làm vòm.
2.3. Hồng Sa Đéc
Nhiều người biết đến hồng Sa Đéc với cái tên Hồng nhung. Sở hữu sắc đỏ đậm, bông to và thơm hơn nhiều loại hồng khác nên hồng Sa Đéc rất được bạn trẻ ưa chuộng.
Xem thêm: Cách trồng hoa hồng vân khôi luôn cho bông rợp vườn
3. Cách trồng hoa hồng Đà Lạt sai bông, sống khỏe
3.1. Chuẩn bị
Đối với cách trồng hoa hồng Đà Lạt bạn cần chuẩn bị đủ các nguyên liệu sau:
– Chậu trồng cây: có thể là chậu nhựa hoặc chậu sứ đều được nhưng cần có diện tích tương đương với cây, bên dưới chậu có lỗ thoát nước để tránh tình trạng ngập úng gây hại cho cây.
– Đất trồng: đất thịt và đất cát pha có khả năng thoát nước tốt.
– Cây giống: chọn cây khỏe mạnh, sức sinh trưởng tốt, không có sâu bệnh, thân tươi và cứng cáp.
– Phân bón: phân bò đã ủ hoai.
3.2. Các bước trồng cây
3.2.1. Trồng trong chậu
– Bước 1: rải một lớp sỏi mỏng phía dưới đáy chậu sau đó cho giá thể vào 1/2 chậu.
– Bước 2: bóc lớp nilon bọc bầu cây ra sao cho không làm tổn thương rễ cây rồi đặt bầu hoa vào giữa chậu và đổ nốt phần giá thể còn lại sao cho cách miệng chậu khoảng 2cm.
– Bước 3: tưới nước và đưa cây vào chỗ râm mát, sau 1 tuần thì cho tiếp xúc dần dần với ánh nắng.
3.2.2. Trồng ngoài vườn
– Bước 1: đào gỗ với đường kính khoảng 60cm.
– Bước 2: đổ 1/2 hỗn hợp đất trồng và giá thể vào hố, bóc lớp nilon bọc bầu đất ra rồi đặt cây vào và dùng tay giữ cây cho thẳng.
– Bước 3: đổ nốt phần đất còn lại để lấp kín miệng hố.
Dù thực hiện cách trồng hoa hồng Đà Lạt trong chậu hay ngoài vườn thì khoảng 1 tuần sau là cây hoa đã thích nghi được với môi trường đất. Lúc này cần chú ý quan sát khả năng sinh trưởng của cây để cung cấp nước đều đặn, tránh để đất khô.
4. Cách chăm sóc cây hoa hồng Đà Lạt
4.1. Ánh sáng cho hoa
Để cây hoa hồng Đà Lạt sinh trưởng tốt, ra hoa đều cần cho cây hứng nắng mỗi ngày 8 giờ. Tốt nhất nên trồng cây ở vị trí mà cả buổi sáng và buổi chiều đều có ánh nắng xuyên qua.
4.2. Tưới nước cho hoa
Cây hoa hồng Đà Lạt cần được duy trì đất ở độ ẩm không quá cao nên hàng ngày hãy tưới nước đều, dạng phun với một lượng vừa phải. Khi tưới nước cần chú ý không tưới đẫm gốc và để nước đọng trên lá cây vì điều này dễ làm phát sinh mầm bệnh, vừa tưới vừa quan sát nếu phát hiện có dấu hiệu nhện đỏ tấn công cây thì hãy dùng vòi xịt mạnh để trứng nhện bị thổi trôi.
4.3. Bón phân cho hoa
Sử dụng phân bón đúng loại, đúng thời điểm là cách trồng hoa hồng Đà Lạt cho hoa nhiều và đều. Khi bắt đầu trồng cây đã được bón phân lót nên khoảng 2 tháng sau đó mới cần bón định kỳ. Đặc biệt, sau khi hết mỗi lứa hoa nên bón phân trùn quế cho cây với lượng phù hợp diện tích trồng. Nếu muốn cây ra hoa nhiều hơn có thể bổ sung thêm phân vi lượng.
4.4. Cắt tỉa cho hoa
Sau mỗi đợt ra hoa cây cần được cắt tỉa bông tàn, cành sâu, lá bị úa và bị thối, tỉa cành để được kích thích đâm chồi, ra hoa nhiều hơn cho lứa sau và loại bỏ nguy cơ bị mầm bệnh tấn công.
5. Phòng trừ sâu bệnh cho cây hoa hồng Đà Lạt
Cây hoa hồng Đà Lạt tuy kháng bệnh tương đối tốt nhưng vẫn cần chú ý quan sát đề phòng một số loại bệnh phổ biến ở hoa hồng như: nhện đỏ, đốm đen, rệp sáp,… Khi phát hiện ra dấu hiệu bệnh cần xử lý ngay để không lây lan. Định kỳ 2 tuần/lần nên phun thuốc phòng nấm cho cây.
Trường hợp cây bị nhiễm bệnh, hãy cắt bỏ phần cành lá bị tổn thương, cách ly cây rồi phun thuốc trị bệnh theo hướng dẫn in trên bao bì thuốc.
Về cơ bản, cách trồng hoa hồng Đà Lạt không hề phức tạp nhưng đòi hỏi quá trình chăm sóc cần có sự tỉ mỉ. Nếu bạn thuộc lòng những bí kíp trên đây, chắc chắn bạn sẽ sớm mãn nhãn với vườn hồng ngát hương của mình. Đừng quên ghé thăm cachtronghoa.com để có thêm kinh nghiệm chăm sóc các loại hoa tươi sắc, bạn nhé!