Hoa hồng Shell với sắc vàng kiêu sa thuộc giống hồng ngoại sang chảnh nhiều người muốn chinh phục. Tuy nhiên, cách trồng hoa hồng Shell và chăm sóc loài hoa này luôn là thách thức không nhỏ đối với những ai mới lần đầu trải nghiệm. Nắm giữ bí kíp do cachtronghoa.com chia sẻ dưới đây, đảm bảo thách thức ấy sẽ không còn là vấn đề nữa.
1. Giới thiệu về hoa hồng Shell
Hoa hồng Shell xuất xứ từ đất nước New Zealand do Frank Bart Schuurman lai tạo. Tuy là giống hồng bụi nhưng thân cây lại là thân gỗ, càng trồng lâu tán càng rộng, cành cây màu đậm, lá cứng và dày. Trung bình mỗi cây hoa hồng Shell có thể cao khoảng 80 – 100cm. Đố sinh trưởng mạnh mẽ do nguồn gốc từ New Zealand nên kháng bệnh tốt.
Điều cần lưu ý là giống hồng này có khả năng sinh trưởng tương đối chậm và rất hiếm cây nguyên bản nên hiện tại chủ yếu là cây ghép. Dáng cây có đặc điểm xòe tròn phía đỉnh nhưng theo thời gian đều sẽ tạo nên dáng thoát thân, tập trung hoa ở ngọn để thành các khóm bụi vàng rực rỡ một góc vườn.
Hoa hồng Shell sở hữu sắc vàng chanh đậm rực rỡ, khi gần tàn sẽ chuyển sang màu vàng nhạt. Thời điểm nở căng, kích thước đường kính của hoa đạt được khoảng 8cm. Sức bền của hoa rất tốt, mỗi bông từ khi nở đến khi tàn có thể đến 2 tuần. Sau 4 – 5 tuần lại cho một lứa hoa mới.
Mùi thơm của hồng Shell không nồng mà rất dịu nhẹ, dễ chịu, lưu hương tương đối lâu. Cánh hoa xếp khít và dày, từng cánh hoa cuộn xếp tỉ mỉ để tạo thành khối vàng rực. Thời tiết càng hanh khô hay càng se lạnh thì sắc vàng ấy càng trở nên nổi bật.
Với những tín đồ phong thủy thì sắc vàng của hoa hồng Shell được xem là biểu tượng của sự may mắn, nó sẽ mang lại nhiều tài lộc cho gia chủ.
2. Cách trồng hoa hồng Shell
2.1. Chuẩn bị
– Chậu trồng cây: cần sử dụng chậu có đục lỗ thoát nước dưới đáy để đảm bảo cây luôn được duy trì đủ độ ẩm nhưng không bị úng nước. Kích thước của chậu cần phù hợp với kích thước của tán và gốc cây.
– Đất và giá thể: chọn loại đất thịt nhẹ, giữ được độ ẩm nhưng vẫn tơi xốp. Để cách trồng hoa hồng Shell ra hoa đều đẹp và đảm bảo độ phát triển của cây thì nên trộn hỗn hợp giá thể gồm 50% đất thịt, 15% trấu chín, 25% trấu sống, 5% phân bón,5% vôi và trichodema. Nếu chuẩn bị được điều kiện thổ nhưỡng tốt như thế này thì cây sẽ ra hoa đúng hạn, nhiều nụ, bông khỏe và ít sâu bệnh.
– Phân bón: ưu tiên dùng phân chuồng đã được ủ hoai để bón lót cho cây, nếu không có thì dùng phân vi sinh hữu cơ.
2.2. Cách trồng hoa hồng Shell
Cách trồng hoa hồng Shell trình tự các bước sau:
– Bước 1: cho giá thể vào khoảng nửa chậu.
– Bước 2: đặt cây đã được bóc bỏ lớp nilon bọc ngoài bầu đất vào trong chậu rồi đổ thêm giá thể cho gần đến mép chậu.
– Bước 3: dùng tay ấn nhẹ đất xuống cho cây đứng vững, tưới nước đẫm gốc để giữ ẩm rồi đặt cây trong nơi râm mát khoảng 7 ngày sau đó mới cho tiếp xúc dần với ánh nắng.
Xem thêm: Cách trồng hoa đồng tiền trong chậu sai hoa, đẹp ngỡ ngàng
3. Chăm sóc hoa hồng Sell cho bông vàng rực rỡ
3.1. Ánh sáng cho cây
Cây hoa hồng Shell không ưa bóng râm mà cần sáng nên tốt nhất hãy trồng cây ở vị trí ngoài trời, nơi đón được nhiều sáng và nắng. Thời tiết nắng nóng gắt thì nên che chắn bớt ánh sáng để không làm cây héo úa, khô thân.
3.2. Tưới nước cho cây
Nên tưới nước vào mỗi buổi sáng sớm để giúp cây có đủ độ ẩm để sinh trưởng tốt nhất trong ngày. Khi tưới chỉ tưới đẫm gốc, không tưới trực tiếp lên lá. Mùa hè mỗi ngày cần tưới cho cây 2 lần vào sáng và chiều mát.. Mùa đông hay có sương muối đọng lại trên cây nên nếu sương dày quá thì khi tưới nước buổi sáng hãy rửa lá để tránh ảnh hưởng đến tuổi thọ của cây.
3.3. Bón phân cho cây
Cung cấp dinh dưỡng đều và vừa đủ là điều kiện tốt để hoa hồng Shell ra hoa đúng hạn, mỗi lứa đều nhiều chồi nhiều nụ, hoa đảm bảo được kích thước và độ rực rỡ tối đa. Có thể dùng một số loại phân bón hữu cơ cho hoa hồng như: phân dê, phân dơi, phân trùn quế,… chế phẩm dịch chuối,… để cung cấp thêm chất mùn và khoáng chất cho hoa hồng Shell.
Trong quá trình bón phân, tuyệt đối không nên dùng các loại phân bón hóa học hay bón với lượng quá nhiều để tránh gây ngộc độc cho cây.
3.4. Cắt tỉa cho cây
Uốn cành và cắt tủa thường xuyên giúp giảm thiểu nguy cơ lây lan mầm bệnh và có điều kiện dinh dưỡng để bật chồi, ra nụ. Tỉa cành cũng giúp giống hồng bụi này được thông thoáng để phát triển và tránh sâu bệnh.
4. Phòng trừ sâu bệnh cho hoa hồng Shell
Một số bệnh có thể gặp trên hoa hồng Shell là phấn trắng, bọ trĩ, đốm đen, nhện đỏ,… Muốn phòng ngừa các bệnh này nên tìm hiểu để mua hóa phẩm sinh học tưới định kỳ cho cây. Phòng bệnh tốt là yếu tố cần thiết hơn so với để xuất hiện bệnh mới tìm cách để chữa trị. Bạn có thể đến các địa chỉ bán thuốc bảo vệ thực vật uy tín để tham khảo, tìm mua những loại thuốc trừ sâu an toàn cho cây hồng của mình.
Nhiều người vẫn cho rằng Shell là loài hồng đỏng đảnh, khó chiều nhưng thực chất nếu biết và thực hiện cách trồng cây hoa hồng Shell đúng kỹ thuật thì bạn vẫn rất dễ dàng có được cây hồng vàng rực rỡ, sai và bền hoa. Hy vọng đến với cachtronghoa.com mỗi ngày, bạn sẽ có thêm nhiều kinh nghiệm thú vị trong việc trồng và chăm sóc các loài hoa để ngày càng thu hoạch được nhiều thành quả và thỏa mãn với đam mê của mình.