Cách trồng hoa lan huệ ra hoa đúng dịp Tết “siêu đơn giản”

Mỗi dịp tết xuân về lan huệ lại khoe sắc rực rỡ, lung linh khiến bao người xao xuyến. Là loài hoa đẹp, có hương thơm lại dễ trồng và chăm sóc nên lan huệ đang ngày càng được ưa chuộng và trồng rộng rãi ở mọi nơi. Để tìm hiểu cách trồng hoa lan huệ tại nhà thì bạn hãy theo dõi bài viết dưới đây của Cachtronghoa.com nhé.

Hoa lan huệ lại khoe sắc rực rỡ, lung linh khiến bao người xao xuyến

1. Giới thiệu về cây hoa lan huệ

Hoa lan huệ có nguồn gốc từ khu vực châu mỹ nhiệt đới, thuộc hệ thực vật thân giả. Có thân củ màu trắng ngà, mọng nước, nhiều lớp bao quanh như củ hành tây. Lá cây màu xanh đậm thon dài có hình giản hẹp, mọc đối xứng nhau.

Lan huệ là loài hoa lưỡng tính, thường nở thành cụm 3-4 nụ trên 1 đầu cành. Khi nở hoa có hình dáng giống loa kèn với nhiều màu rực rỡ như: đỏ, hồng, trắng, cam, vàng… Khi hoa tàn sẽ tạo thành quả, quả lan có hình cầu, 3 nan bên trong chứa nhiều hạt đen nhỏ.

Xem thêm: Cách trồng hoa lộc vừng đúng kỹ thuật nở hoa đỏ rực như ý muốn

2. Phân loại hoa lan huệ phổ biến

2.1. Hoa lan huệ kép

Hoa lan huệ kép là giống lai tạo, có vẻ đẹp mới lạ, độc đáo. Loài hoa này mang nhiều đặc tính vượt trội như số cánh hoa nhiều, thường là trên 12 cánh mỗi bông. Hoa có nhiều màu sắc phong phú hơn như đỏ cá hồi, vàng cam, trắng sọc….

2.2. Hoa lan huệ đơn

Lan huệ đơn mang hình dáng đơn giản hơn, mỗi bông hoa được tạo nên từ 1-6 cánh. Cánh hoa nhỏ nhắn, mềm mại như nhung. Màu sắc của hoa cũng đơn sắc hơn với các màu như đỏ, hồng, vàng… Loài hoa này dễ trồng và dễ chăm nên được nhiều người yêu thích.

Cách trồng hoa lan huệ
Cách trồng hoa lan huệ không khó chỉ cần áp dụng đúng kỹ thuật sẽ thành công

3. Cách trồng hoa lan huệ tại nhà

3.1. Chuẩn bị trồng hoa lan huệ

– Thời gian trồng hoa

Lan huệ có thể trồng quanh năm tuy nhiên mùa vụ thích hợp nhất chính là mùa xuân (từ tháng 1- 3) và mùa thu (từ tháng 7-9). Đây là thời điểm mà nhiệt độ ổn định nhất, cây sẽ không bị ảnh hưởng gì nhiều từ môi trường xung quanh.

– Chuẩn bị cây giống

Chất lượng giống rất quan trọng, giống tốt thì cây con mới lên khỏe mạnh và cho ra hoa tốt. Bạn cần chọn những củ giống to, khỏe mạnh, mập mạp và không bị sâu bệnh. Trồng từ cụ đang ngậm nụ thì hoa sẽ nở sau khoảng 4-6 tuần. Nếu trồng từ củ chưa ngậm nụ thì mất khoảng 1-2 năm hoa mới nở.

– Chuẩn bị đất trồng

Đất trồng lan huệ bạn trộn theo công thức sau: đất + xỉ than + phân bón (tỉ lệ 5:3:2). Có thể thêm đá perlite để tăng độ xốp và thoáng khí cho đất. Nếu không trộn được thì mua đất sạch hữu cơ tại các cửa hàng cây giống để đảm bảo chất lượng.

– Chuẩn bị chậu trồng

Nên chọn những loại chậu có kích thước lớn gấp 2 lần củ giống, đường kính nhỏ nhất 15cm. Về chất liệu bạn có thể chọn chậu làm từ nhựa PP, đất nung, thủy tinh,… đều được. Quan trọng là phải có lỗ thoát nước ở đáy chậu để đảm bảo cây không bị ngập úng.

3.2. Tiến hành trồng hoa lan huệ

Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ những dụng cụ ở trên, bạn tiến hành trồng củ giống hoa vào chậu đã có đất và giá thể. Sử dụng một chiếc xẻng nhỏ đào lỗ lớn ở giữa chậu sao cho phù hợp với kích thước củ giống rồi trồng củ xuống. Khi trồng nên để lộ 1/3 củ trên mặt đất giúp củ dễ lên mầm và dễ quan sát trong quá trình chăm sóc.

Sau khi trồng xong hãy tưới nước đẫm cho cây để đảm bảo đất đủ độ ẩm và đặt cây vào nơi thoáng mát, có bóng râm. 7 – 10 ngày sau bạn có thể mang cây đặt ở ngoài nơi có ánh sáng nhẹ nhàng như ban công, cửa sổ, thềm nhà để cây quang hợp và phát triển.

Cách trồng hoa lan huệ
Hoa lan huệ có khả năng kháng sâu bệnh cao nên ít khi bị sâu bệnh tấn công gây hại

4. Cách chăm sóc cây hoa lan huệ

4.1. Tưới nước cho cây

Trong quá trình tưới nước cho hoa bạn cần chú ý đến độ ẩm của đất để cân bằng lượng nước tưới. Nên đảm bảo đất đạt độ ẩm từ 65 – 75%. Vào mùa hè tưới cho cây 2 lần vào sáng và chiều mát. Mùa đông thì tưới 2-3 ngày 1 lần với lượng nước vừa đủ.

4.2. Bón phân cho cây

Sau khi trồng khoảng 2-3 tuần, củ giống sẽ nảy mầm thì lúc này bạn cần bón phân cho cây để kích thích cây phát triển nhanh. Sử dụng các loại phân bón hữu cơ ủ vi sinh để bón dưới gốc cây. Đồng thời cần cung cấp thêm lân và kali trong thời điểm cây ra nụ. Phân này giúp hoa nở to, lâu tàn và lên màu chuẩn hơn.

Cách trồng hoa lan huệ
Hoa lan huệ màu đỏ rực rỡ khiến căn nhà thêm nổi bật

5. Phòng ngừa sâu bệnh cho hoa lan huệ

Loài hoa này có khả năng kháng sâu bệnh cao nên ít khi bị sâu bệnh tấn công gây hại. Các loại sâu, côn trùng hay hút nhựa trên thận, lá của lan huệ thường gặp là: rệp, sâu ăn lá, nhện đỏ, ốc sên…. Với trường hợp này, bạn nên sử dụng dầu neem hoặc nước xà phòng, các chế phẩm sinh học ngâm từ tỏi ớt để phun cho cây rất hiệu quả.

Bệnh thối nhũn lá, thối củ, thối thân… cũng là những bệnh thông thường trên hoa lan huệ. Với các tình trạng này, thì người trồng cần thường xuyên kiểm tra và điều chỉnh lượng nước tưới cho cây cho hợp lý. Tưới và chăm sóc đúng cách thì cây sẽ khỏe mạnh bình thường.

Cám ơn bạn đọc đã cùng Cachtronghoa.com tìm hiểu về cách trồng và chăm sóc hoa lan huệ tại nhà trong bài viết trên. Hy vọng các bạn có thể tham khảo và áp dụng để tự trồng được cho mình những chậu hoa lan huệ đầy màu sắc, ngào ngạt hương thơm nhé. Chúc bạn thành công!

About Hà Đỗ

Check Also

Cách trồng hoa cúc Anh

Cách trồng hoa cúc Anh đơn giản, dễ thực hiện nhất cho người mới

Contents1. Giới thiệu về cây hoa lan huệ2. Phân loại hoa lan huệ phổ biến2.1. …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *