Cách trồng hoa lộc vừng đúng kỹ thuật nở hoa đỏ rực như ý muốn

Lộc vừng là loài hoa được nhiều người yêu thích bởi sở hữu vẻ đẹp rực rỡ cùng hương thơm nhẹ nhàng khiến bao người mê đắm. Sắc đỏ nổi bật của hoa khiến khu vườn nhà bạn thêm bừng sáng. Vậy, cách trồng hoa lộc vừng thế nào để cây nhanh lớn, khỏe mạnh và ra hoa sớm? Cùng theo dõi bài viết dưới đây của Cachtronghoa.com nhé.

Cách trồng hoa lộc vừng
Hoa lộc vừng sở hữu vẻ đẹp rực rỡ cùng hương thơm nhẹ nhàng khiến bao người mê đắm

1. Giới thiệu về cây hoa lộc vừng

Cây lộc vừng là loại cây thân gỗ nhỏ, có kích thước lớn. Thông thường, nếu được chăm sóc tốt thì đường kính của cây có thể lên đến trên 40cm.

Lộc vừng có lá màu xanh bóng, khá lớn, trên mặt lá có nhiều đường gân. Cây già thì thân sẽ bắt đầu xù xì và cành lá khẳng khiu hơn.

Hoa lộc vừng nhỏ xinh, chúm chím, mọc theo chùm dài. Nhìn từng chùm hoa dài đỏ rực chúng ta sẽ liên tưởng tới những dây pháo đỏ trong ngày Tết đến xuân về.

Xem thêm: Cách trồng hoa bồ công anh nhanh nảy mầm, ra hoa sớm, đều đẹp

2. Ý nghĩa của hoa lộc vừng

Cây lộc vừng tượng trưng cho sự sung túc, may mắn và thịnh vượng. Trồng cây này trong nhà sẽ mang đến nhiều tài lộc cho gia chủ. Bên cạnh đó, lộc vừng có cành lá xum xuê, hoa mọc thành từng chùm nên còn mang ý nghĩa đoàn kết, hòa thuận.

Theo quan niệm xưa, gốc cây lộc vừng rất to và vững chắc tượng trưng cho ý chí kiên định, vững vàng, không thể lay chuyển gia chủ. Cay càng có tuổi thọ cao thì càng mang ý nghĩa trường thọ cho thành viên trong gia đình.

Cách trồng hoa lộc vừng
Hoa lộc vừng cần được chăm sóc đúng cách để hoa nở to, đỏ rực

3. Cách trồng cây hoa lộc vừng tại nhà

3.1. Chuẩn bị trồng hoa lộc vừng

– Chuẩn bị chậu trồng

Chậu trồng lộc vừng nên chọn loại có kích thước lớn, phù hợp với tán cây. Chậu nên có lỗ thoát nước để đảm bảo cây không bị ngập úng trong quá trình tưới nước. Như vậy thì cây mới sinh trưởng và phát triển tốt được.

– Chuẩn bị đất trồng

Cây lộc vừng phù hợp với loại đất mềm, tơi xốp, dinh dưỡng cao. Nếu bạn trồng cây trong chậu thì loại đất tốt nhất là đất thịt trộn thêm mụn xơ dừa, trấu hun, phân trùn quế với tỷ lệ 2:1:1:2. Bạn cũng có thể rải 1 lớp sỏi nhẹ dưới đáy chậu để nhằm tăng khả năng thoát nước cho cây.

3.2. Tiến hành trồng hoa lộc vừng

Bước 1: Trước tiên bạn cần xé bỏ lớp vỏ nilon bọc quanh bầu cây giống trước khi trồng cây.

Bước 2: Đổ đất vào 2/3 chậu trồng, tạo một lỗ tròn ở giữa chậu có kích thước phù hợp với bầu giống.

Bước 3: Đặt cây giống vào giữa chậu, đổ đất xung quanh đất và dùng tay nén chặt đất để giữ vững cây.

Bước 4: Tưới nước vào gốc cây để giữ ẩm rồi mang cây đặt ở nơi thoáng mát, tránh ánh nắng gay gắt.

Cách trồng hoa lộc vừng
Chậu trồng hoa lộc vừng cần có kích thước phù hợp với dáng cây

4. Cách chăm sóc cây hoa lộc vừng

4.1. Tưới nước cho cây

Mỗi ngày bạn cần tưới nước cho cây 2 lần vào thời điểm sáng sớm và chiều mát. Nên tưới với lượng nước vừa đủ ẩm, không tưới quá nhiều sẽ gây úng rễ. Vào mùa nắng nóng thì tưới nhiều hơn mùa mưa mát.

4.2. Điều kiện ánh sáng

Lộc vừng rất ưa nắng, vì thế bạn hãy trồng cây ở những nơi thoáng mát, nhiều ánh sáng. Lúc mới trồng, cây còn nhỏ thì tránh để cây tiếp xúc với ánh nắng gắt. Khi cây trưởng thành thì nên để cây tiếp xúc với nắng mặt trời mỗi ngày để cây luôn xanh tốt và nở hoa rực rỡ.

4.3. Dinh dưỡng cho cây

Với loài cây này thì bạn không cần bón phân quá thường xuyên. Định kỳ khoảng 3 – 4 tháng bạn mới bón phân cho cây 1 lần. Nên sử dụng phân NPK, khi bón phải rải cách xa gốc cây và không bón quá nhiều phân sẽ khiến rễ cây bị xót, gây chết cây.

Để đảm bảo cây hấp thu dinh dưỡng tốt nhất mà an toàn tuyệt đối thì bạn có thể bón phân trùn quế. Nếu trồng trong chậu, sau 2 – 3 năm phải thay đất 1 lần để cây sinh trưởng và phát triển tốt nhất.

Cách trồng hoa lộc vừng
Cắt tỉa định kỳ giúp hoa lộc vừng ra hoa nhiều hơn

5. Phòng ngừa sâu bệnh cho hoa lộc vừng

Mặc dù sức sống khỏe và kháng bệnh tốt nhưng hoa lộc vừng vẫn khó tránh khỏi nguy cơ mắc các bệnh bọ trĩ, phấn trắng, đốm đen, thán thư,…

Việc bạn cần làm là thường xuyên kiểm tra cây để loại trừ sâu hại gây bệnh. Nếu nhận thấy cây có biểu hiện bị bệnh thì cần phun thuốc diệt trừ bằng các chế phẩm GE, nước rửa chén. Trường hợp cây bị nặng có thể phun thuốc hóa học theo đúng hướng dẫn.

Cắt tỉa thường xuyên cũng là biện pháp phòng ngừa sâu bệnh. Sau mỗi đợt ra hoa bạn nên cắt bỏ những cành cây thừa, khô cằn, loại đi những chùm hoa héo để cây có sức sống và hạn chế sâu bệnh hơn.

Cách trồng hoa lộc vừng không quá khó tuy nhiên để chăm chút cho cây luôn khỏe mạnh, thế đẹp và cho hoa thường xuyên, rực rỡ thì không hề dễ dàng. Bạn hãy ghi nhớ và áp dụng những kinh nghiệm mà Cachtronghoa.com đã chia sẻ ở trên để có thể bắt tay vào trồng ngay một chậu hoa lộc vừng thật đẹp cho gia đình nhé. Chúc bạn thành công!

About Hà Đỗ

Check Also

Cách trồng hoa cúc Anh

Cách trồng hoa cúc Anh đơn giản, dễ thực hiện nhất cho người mới

Contents1. Giới thiệu về cây hoa lộc vừng2. Ý nghĩa của hoa lộc vừng3. Cách …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *