Mang trong mình vẻ đẹp cuốn hút cùng ý nghĩa đem lại may mắn, thịnh vượng, hoa lồng đèn là một trong những loài hoa được gia chủ lựa chọn hàng đầu để trồng làm cảnh trong nhà. Trong bài viết dưới đây, Cachtronghoa.com sẽ chia sẻ tới bạn chi tiết cách trồng và chăm sóc những bông hoa rực rỡ, đẹp mê hồn này.
1. Giới thiệu về hoa lồng đèn
Hoa lồng đèn có tên khoa học là Fuchsia, bắt nguồn từ vùng núi rừng Trung – Nam Mỹ. Đây là loài hoa được người dân bản địa vô cùng yêu thích và có mặt trước của của mọi ngôi nhà.
Ngoài cái tên lồng đèn, hoa còn được gọi với nhiều cái tên khác như: hoa vân anh, hoa bông tai cô nương, hồng hoa đăng….
Xem thêm: Cách trồng cây hoa mộc hương sai hoa, tỏa hương ngào ngạt
Loài cây này có thể mọc thành bụi lớn hoặc dây leo, nhiều nhánh, chiều cao của cây trung bình từ 0,5 – 1 mét. Lúc còn nhỏ thân cây có màu xanh, khi lớn dần thì thân chuyển sang màu nâu đỏ. Lá cây mọc đối xứng hình xoan có màu tím.
Hoa lồng đèn có hình dáng như những chiếc đèn lồng với nhiều màu sắc rực rỡ như trắng, đỏ, tím, hồng…mọc thành từng chùm vô cùng xinh đẹp.
2. Phân loại hoa lồng đèn
Hiện tại, theo thống kê có tới hơn 100 loại hoa lồng đèn nhưng phố biến nhất là 4 loại dưới đây:
– Hoa lồng đèn Swingtime
Đây là loài hoa cánh kép, ra hoa liên tục suốt năm và có mùi hương ngọt ngào thu hút nhiều loại côn trùng. Hoa có nhiều cánh mềm màu trắng ở lớp bên trong và được bao bọc bên ngoài bởi các cánh hoa dài màu đỏ. Thân cây mềm rũ xuống, thích hợp trồng trong các giỏ treo.
– Hoa lồng đèn Army Nurse
Loại hoa này thì lại có dáng mọc thẳng đứng thành từng bụi. Những cánh hoa bán kép có màu tím sẫm xếp lớp bên trong và được bao bọc bởi cánh dài đỏ bên ngoài. Loài hoa này phù hợp trồng trong vườn hoặc các chậu cây to.
– Hoa lồng đèn Rapunzel
Kích thước loài này thì khá nhỏ gọn, mọc rũ và leo theo hàng. Hoa thường chỉ nở vào mùa hè, có màu canh hoa cà cùng các đài xoắn màu trắng hồng. Loài này thích hợp trồng trong các chậu treo trước hiên nhà hoặc cửa sổ.
– Hoa lồng đèn Phyllis
Là những loài hoa có thận cứng và dáng thẳng đứng, phù hợp trồng ở những nơi có mái che để tránh gió. Hoa có dạng đơn hoặc bán kép, cánh hoa màu đỏ đậm còn đài hoa có màu nhạt hơn chút. Loài này có thể ra hoa quanh năm.
3. Cách trồng hoa lồng đèn đúng kỹ thuật
3.1. Chuẩn bị trồng hoa lồng đèn
– Thời gian trồng hoa
Hoa lồng đèn có thể trồng được vào các mùa trong năm, tuy nhiên bạn nên chọn những thời điểm thời tiết mát mẻ để đỡ tốn công chăm sóc hơn. Đẹp nhất là nên trồng vào cuối mùa thư từ tháng 8 đến tháng 4 năm sau.
– Chọn đất trồng hoa
Sự phát triển của hoa phụ thuộc rất nhiều vào đất trồng, bạn nên chọn các loại đất hữu cơ giàu dinh dưỡng, có đồi tơi xốp, giữ ẩm tốt và có khả năng thoát nước để trồng hoa.
– Dụng cụ trồng hoa
Có nhiều kiểu dáng và chất liệu chậu để trồng loài hoa này như chậu đất nung, chậu nhựa hay chậu sứ… Bạn nên chọn chậu treo có kích thước 20-30cm là phù hợp nhất.
3.2. Tiến hành trồng hoa lồng đèn
Có 2 phương pháp để trồng loài hoa này đó là trồng từ hạt và trồng từ cành giâm. Cả 2 cách đều dẽ thực hiện và có hiệu quả ngang nhau.
– Trồng hoa lồng đèn bằng gieo hạt
Bước 1: Hạt giống thường được gieo vào mùa xuân và gieo trực tiếp vào khay rồi phủ một lớp đất mỏng lên trên để bảo vệ hạt.
Bước 2: Sau khi gieo hạt bạn cần tưới phun sương để giữ ẩm cho đất và nên đặt bầu ươm ở nơi thoáng mát. Hạt sẽ nảy mầm trong khoảng 14 ngày sau.
Bước 3: Khi cây non đã mọc lên và có đủ 4 lá non thì bạn bắt đầu chuyển cây ra chậu trồng mới. Tiến hành tỉa lá và bấm ngọn khi cây có đủ 4-5 cặp lá để cây phát triển tốt hơn.
– Trồng hoa lồng đèn bằng cành giâm
Bước 1: Cành giâm được cắt gọn gàng có chiều dài khoảng 7-8cm với 2-3 cặp lá trưởng thành. Bạn có thể ngâm cành vào dung dịch kích rễ.
Bước 2: Cắm cành giâm vào chậu đất trồng đã chuẩn bị, sau đó tưới nước để duy trì độ ẩm cho đất. Sau khoảng 3 tuần rễ sẽ mọc dài ra.
Bước 3: Chuyển cây giống ra chậu trồng. Sau khi trồng xong cần thường xuyên tưới nước để giữ ẩm cho cây. Để cây ở nơi thoáng mát, tránh ánh nắng mặt trời trực tiếp.
4. Cách chăm sóc cây hoa lồng đèn
4.1. Tưới nước cho cây
Giống hoa này không cần quá nhiều nước, nhưng bạn vẫn cần tưới tắm thường xuyên cho cây mỗi ngày. Dùng bình tưới nhẹ nhàng xung quanh gốc cây để nước ngấm đều vào đất, giữ ẩm cho cây.
4.2. Bón phân cho cây
Hoa lồng đèn phát triển nhanh và cần khá nhiều dưỡng chất để cây ra hoa nên bạn nên bón phân định kỳ cho cây 3 tháng 1 lần. Sử dụng các loại phân bón hữu cơ như phân trùn quế hoặc phân vô cơ như NPK 20-20-20, NPK 18-18-6 để bón.
5. Phòng trừ sâu bệnh cho hoa lồng đèn
Hoa lồng đèn ít khi bị sâu bệnh do có khả năng kháng sâu tốt. Trong quá trình chăm sóc có thể hoa sẽ gặp một số loại bệnh như: sâu lá, rầy mềm, bướm trắng, nhện đỏ, thối gốc…
Để phòng bệnh thì bạn cần thường xuyên kiểm tra tình trạng của cây để có biện pháp xử lý kịp thời. Có thể dùng thuốc trừ sâu an toàn để phun bảo vệ cho cây.
Những kỹ thuật trồng và chăm sóc hoa lồng đèn đã được Cachtronghoa.com giới thiệu trong bài viết trên, hy vọng bạn đọc sẽ áp dụng thành công để có được một vườn hoa đẹp rực rỡ nhé.