Cách trồng hoa nhài nhiều lộc, dày hoa, tươi tốt quanh năm

Để có được một chậu hoa nhài như ý muốn, vừa có dáng đẹp, lại tươi tốt, ra hoa thơm ngát quanh năm là điều không phải dễ dàng. Nếu bạn muốn biết được kỹ thuật trồng và chăm sóc hoa nhài tại nhà đúng nhất thì hãy theo dõi bài viết dưới đây của Cachtronghoa.com.

Cách trồng hoa nhài
Hoa nhài có màu trắng tinh khôi và thuần khiết

1. Giới thiệu về cây hoa nhài

Cây nhài có nguồn gốc từ phía Nam và Đông Nam châu Á, là loài cây thân thuộc với tất cả mọi người. Hoa nhài thường nở vào mùa hè, có màu trắng dịu dàng, hương thơm ngát nên được nhiều người yêu thích.

Một chu kỳ hoa nhài nở là rơi vào từ đầu tháng 5 tới tháng 11. Nếu như bạn biết cách chăm sóc thì hoa có thể nở 3 lượt mỗi năm. Hoa nhài thích hợp với những ai thích loài hoa nhẹ nhàng, có hương đậm.

Xem thêm: Cách trồng hoa xương rồng “cực đơn giản” cho người mới bắt đầu

2. Ý nghĩa của cây hoa nhài

Hoa nhài là loài hoa đại diện cho tình bạn tinh khôi và tình yêu chung thủy. Loài hoa này thường được dùng để làm hoa cưới, hay trang trí trong các lễ cưới bởi nó tượng trung cho sự xinh đẹp, thuần khiết, chung thủy.

Trong phong thủy, hoa nhài có ý nghĩa là tài vượng, xua đuổi những điều xấu, thu hút năng lượng tích cực, luôn mang lại điềm lành cho gia chủ.

3. Cách trồng cây hoa nhài

Cách trồng hoa nhài
Hoa nhài ngày càng được nhiều người yêu thích bởi mang nhiều ý nghĩa tươi đẹp

3.1. Chuẩn bị trồng hoa nhài

– Chọn chậu trồng cây

Điều đầu tiên bạn cần lưu ý khi chọn chậu trồng cây là khả năng thoát nước của chậu. Hoa nhài không chịu được ngập úng nên bạn cần lưu ý đến điều kiện này.

Trồng hoa nhài không cần chậu quá to, tuy nhiên nếu bnaj muốn để hoa ra nhiều nhánh thì cần chậu cao to để cây phát triển tốt và trông sẽ đẹp hơn.

– Chọn đất trồng cây

Để hoa nhài sinh trưởng tốt thì đất trồng cây phải giàu dinh dưỡng, thoát nước tốt và tơi xốp. Bạn có thể mua các loại đất hữu cơ chuyên dùng cho hoa trên thị trường.

Hoặc cũng có thể tự trộn đất theo tỷ lệ 5 đất : 3 phân hữu cơ : 2 mụn dừa (hoặc trấu hun). Phân hữu cơ có thể dùng phân chuồng hoai, phân trùn hay phân gà…

3.2. Tiến hành trồng hoa nhài

Bước 1: Bạn sẽ dùng kéo cắt lấy một vài cành hoa nhài dài khoảng 30cm. Nên cắt dứt khoát để hạn chế làm nát các mạch dẫn, tăng khả năng sống khỏe cho cây.

Bước 2: Sau khi cắt cành xong thì hãy nhúng cành cây vào dung dịch kích thích ra rễ để cành mọc rễ. Bạn cần pha dung dịch đúng theo liều lượng khuyến cáo.

Bước 3: Cắm cành hoa nhài vào chậu đất đã chuẩn bị sẵn, bạn nên cắm ở độ sâu 10 – 15cm và phải chừa phần trên khoảng 15cm. Sau cùng hãy tưới nước để tạo độ ẩm cho cây.

4. Cách chăm sóc cây hoa nhài

Cách trồng hoa nhài
Bạn cần dành thời gian để chăm sóc và tưới nước cho cây

4.1. Cắm cọc cho cây

Có nhiều giống hoa nhài leo cần phải có giàn hoặc cọc để phát triển vững vàng hoặc để tạo hình theo ý muốn của gia chủ. Bạn hãy cắm cọc cách gốc cây khoảng 4-5cm, sau đó quấn thân cây xung quanh cọc để cây vươn lên theo cọc.

4.2. Môi trường đặt cây

Loài hoa này không ưa nước nhiều nên bạn không cần tưới nước quá nhiều. Nếu bạn trồng hoa nhài trong chậu, hãy đảm bảo chậu thoát nước tốt, không được để đọng nước. Hãy đảm bảo độ ẩm không khí nơi trồng cây đat khoảng 30-45 là tốt nhất.

4.3. Bón phân cho cây

Bạn cần bổ sung phân bón định kỳ 1 lần/tháng cho cây để kích thích cây phát triển nhanh và nở hoa. Cần cân đối các thành phần phân bón, nên hòa tan phân với nước rồi mới bón cho cây. Nên bón ở dưới gốc để cây không bị xót và cháy lá.

4.4. Cắt tỉa cành cây

Việc cắt tỉa cành cây có tác dụng loại bỏ những cành bị bệnh, già cỗi, để tạo hình cho cây. Bạn có thể dùng tay ngắt hoặc kéo để cắt tỉa giúp cây cân đối và đẹp mắt hơn. Bạn cần lưu ý là không tiến hành tỉa cành khi cây vào giai đoạn nở hoa nếu không sẽ làm giảm lượng hoa trên cây.

5. Phòng trừ sâu bệnh cho cây hoa nhài

Cách trồng hoa nhài
Hoa nhài có mùi hương thoang thoảng, màu sắc nhẹ nhàng

Hoa nhài là loài cây ít bị sâu bệnh, tuy nhiên nếu không được chăm sóc cẩn thận thì cây cũng có thể mắc phải một số loại bệnh dưới đây:

– Bệnh thối rễ: Trong quá trình trồng cây trong chậu, cây dễ gặp khả năng bị úng nước hoặc nấm dẫn đến thối rễ. Lúc này bạn cần phun dung dịch vôi lưu huỳnh 0,2 – 0,4°C hoặc Thiophanate 70% pha loãng lên phần cây bị bệnh.

– Sâu đục lá: Bạn cần nhặt bỏ những chiếc lá rụng trên cành và trên mặt đất, sau đó bắt và diệt các loại ấu trùng, trứng, nhộng trên lá. Nếu sâu nhiều thì phun dung dịch 50%WP pha loãng với tỷ lệ 1 : 6.000.

– Bệnh nhện đỏ: Với căn bệnh này thì bạn cần phải phun dung dịch 40% EC pha loãng với tỷ lệ 1 : 1.500 – 2.000 để phun trực tiếp lên cây.

Với mùi hương thoang thoảng, màu sắc nhẹ nhàng và mang nhiều ý nghĩa tươi đẹp, hoa nhài ngày càng được nhiều người yêu thích. Cachtronghoa.com chúc bạn sẽ chăm sóc được một chậu hoa khỏe mạnh, xinh đẹp, luôn nở hoa rực rỡ, thơm ngát quanh năm.

About Hà Đỗ

Check Also

Cách trồng hoa cúc Anh

Cách trồng hoa cúc Anh đơn giản, dễ thực hiện nhất cho người mới

Contents1. Giới thiệu về cây hoa nhài2. Ý nghĩa của cây hoa nhài3. Cách trồng …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *