Cách trồng hoa sứ đúng kỹ thuật không phải ai cũng biết

Hoa sứ là loài hoa tượng trưng cho tài lộc, quyền quý, có giá trị cao được nhiều tín đồ yêu hoa săn đón. Tuy nhiên để chăm sóc được những chậu hoa sứ rực rỡ, khoe sắc quanh năm thì không phải ai cũng biết. Nếu bạn yêu thích loài hoa vương giả này thì hãy theo dõi bài viết dưới đây của Cachtronghoa.com để có thêm kinh nghiệm trồng hoa sứ tại nhà đúng kỹ thuật nhé.

Cách trồng hoa sứ
Hoa sứ tượng trưng cho tài lộc, quyền quý được nhiều người yêu thích và săn đón

1. Giới thiệu về cây hoa sứ

Hoa sứ còn được gọi là sứ sa mạc, hoa hồng của sa mạc, có nguồn gốc từ vùng cận nhiệt đới và nhiệt đới của bán đảo Ả Rập và miền nam Châu Phi. Hiện nay, loài hoa này đã được phân bổ rộng rãi ở khắp mọi quốc gia trên thế giới.

Cây hoa sứ thuộc dạng cây bụi, thân mọng nước, nhiều cành nhánh mọc ra xung quanh. Lá cây đơn, mọc thành vòng xen kẽ, phần lớn lá đều tập trung ở đầu cành.

Hoa sứ nở quanh năm, màu sắc hoa vô cùng độc đáo và đa dạng, phổ biến nhất là màu trắng, hồng, đỏ, hoặc nhiều màu pha trộn trên cùng 1 bông hoa như hồng sọc đỏ, trắng sọc đỏ,…

Xem thêm: Cách trồng hoa cẩm tú cầu cho hoa đẹp, bông to như ý muốn

2. Ý nghĩa của cây hoa sứ

Hoa sứ có thân cây mập mạp, cành lá xum xuê, hoa nở rực rỡ nên tượng trưng của sự sinh sôi nảy nở và sung túc lâu dài. Rễ cây dài, khỏe khoắn cắm sâu xuống đất còn mang ý nghĩa cho sự phú quý trường tồn và an khang vạn phúc.

Bên cạnh đó, mỗi một màu hoa sứ lại mang những thông điệp và ý nghĩa khác nhau như: Màu đỏ biểu hiện cho sự giàu sang, tài lộc và thịnh vượng. Màu trắng tượng trưng cho sự giản dị, thanh khiết nhưng không kém phần đoan trang và quý phái…

Cách trồng hoa sứ
Cách trồng hoa sứ cần thực hiện đúng kỹ thuật để cây khỏe mạnh, ra hoa quanh năm

3. Cách trồng cây hoa sứ tại nhà

3.1. Chuẩn bị trồng hoa sứ

– Chuẩn bị chậu trồng

Chậu trồng hoa nên chọn chậu sành, chậu gốm, chậu đất nung với kích thước và thiết kế hoa văn phù hợp với kiểu dáng cũng như màu sắc của hoa. Đặc biệt, chậu trồng phải có nhiều lỗ thoát nước dưới đáy để thoát nước tốt, tránh ngập úng cho cây.

– Chuẩn bị đất trồng

Công thức giá thể mà bạn nên sử dụng để trồng hoa sứ là tro trấu hun + vỏ đậu phộng + phân trùn quế + mụn xơ dừa + đất với tỉ lệ 3:2:1:1:1. Giá thể phải đảm bảo tơi xốp, thoát nước nhanh để cây không bị thối rễ. Đồng thời cung cấp đủ lượng dinh dưỡng cho cây sinh trưởng và phát triển.

3.2. Tiến hành trồng hoa sứ

Có hai phương pháp trồng hoa sứ được nhiều người áp dụng là trồng bằng hạt và trồng bằng cành giâm. Bạn có thể tham khảo để lựa chọn cách trồng phù hợp nhất.

– Cách 1: Trồng bằng hạt giống

Với phương pháp này bạn sẽ sử dụng hạt giống để trồng nên quá trình trồng đơn giản và nhân giống được nhiều cây cùng 1 lúc. Hãy chọn mua những hạt giống chất lượng cao, không bị sâu bệnh ở cửa hàng cây cảnh uy tín. Sau đó tiến hành gieo hạt vào khay đất đã chuẩn bị từ trước.

Hạt giống sau khi gieo cần được tưới nước đều đặn mỗi ngày và đặt ở nơi râm mát. Sau 15 ngày hạt sẽ nảy mầm lên thành cây con. Lúc này bạn có thể tách cây con ra trồng ở chậu riêng và chăm sóc như bình thường.

Cách 2: Trồng bằng cành giâm

Phương pháp này bạn sẽ sử dụng chính cành giống lấy từ cây hoa sứ mẹ. Ưu điểm của cách này là cây con sẽ phát triển nhanh hơn và có đầy đủ đặc tính của cây mẹ. Bạn cần chọn cành bánh tẻ, khỏe mạnh, mập mạp để cắt làm giống.

Cắt cành xong nên ngâm cành trong dung dịch kích rễ 5-6 tiếng rồi mới tiến hành trồng xuống đất. Nhớ cắm cọc xung quanh để cố định cây. Sau khoảng 1 tháng cành sẽ mọc rễ và phát triển bình thường. Bạn cần chịu khó tưới nước đều đặn để cây phát triển đều đặn.

Cách trồng hoa sứ
Chăm sóc hoa đúng cách để hoa nở đều đẹp, chuẩn màu

4. Cách chăm sóc cây hoa lộc vừng

4.1. Tưới nước cho cây

Hoa sứ ưa nước nên mỗi ngày bạn cần tưới nước cho cây 2 lần vào thời điểm sáng sớm và chiều mát. Lưu ý tưới với lượng nước vừa đủ ẩm, bởi nếu tưới quá nhiều sẽ gây úng rễ cây. Vào mùa nắng nóng thì tưới lượng nước nhiều hơn mùa mưa.

4.2. Điều kiện ánh sáng

Hoa sứ cũng rất ưa nắng, do đó bạn hãy trồng cây ở những nơi nhiều ánh sáng, thoáng mát. Lúc mới trồng, cây còn nhỏ thì nên tránh cho cây tiếp xúc với ánh nắng mặt trời gay gắt. Cây lớn và trưởng thành thì nên để cây tiếp xúc với nắng mặt trời hàng ngày ít nhất 6-7 tiếng để cây sinh trưởng tốt nhất.

4.3. Bón phân cho cây

Với loài cây này thì bạn không cần bón phân quá nhiều. Hãy định kỳ 3 – 4 tháng bón phân cho cây 1 lần. Phân NPK, phân trùn quế là loại phân phù hợp nhất. Khi bón phải rải cách xa gốc cây và không bón quá nhiều khiến rễ cây bị ảnh hưởng.

Cách trồng hoa sứ
Tưới nước cho hoa sứ chỉ cần lượng đủ làm ẩm đất

5. Phòng trừ sâu bệnh cho cây hoa sứ

Hoa sứ thường hay bị bệnh thối nhũn do nấm Phytophthora. Loài nấm này tấn công vào thân, rễ cây, dần dần khiến thân xuất hiện những vết thối màu xám đen, lá cây úa vàng. Để phòng trừ bệnh bạn cần phải sử dụng chế phẩm sinh học nấm để tưới vào đất và những bộ phận bị bệnh trên cây.

Cách trồng hoa sứ không quá khó tuy nhiên để chăm chút cho cây luôn khỏe mạnh, thế đẹp và cho hoa thường xuyên, lung linh thì không hề dễ dàng. Bạn hãy ghi nhớ và áp dụng những kinh nghiệm mà Cachtronghoa.com đã chia sẻ ở trên để có thể bắt tay vào trồng ngay một chậu hoa sứ thật đẹp cho gia đình nhé. Chúc bạn thành công!

About Hà Đỗ

Check Also

Cách trồng hoa cúc Anh

Cách trồng hoa cúc Anh đơn giản, dễ thực hiện nhất cho người mới

Contents1. Giới thiệu về cây hoa sứ2. Ý nghĩa của cây hoa sứ3. Cách trồng …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *