Cách trồng hoa thanh tú lâu tàn, khoe sắc quanh năm

Hoa thanh tú với sắc xanh vô cùng độc đáo cùng hương thơm dịu dàng khiến ai nhìn cũng bị mê hoặc. Hơn nữa, cách trồng và chăm sóc loài hoa này cũng khá dễ dàng nên càng ngày thanh tú càng được trồng phổ biến trong các gia đình. Trong chuyên mục bài viết hôm nay, Cachtronghoa.com sẽ chia sẻ tới bạn chi tiết hơn về loài hoa vạn người mê này. Mời bạn theo dõi!

Cách trồng hoa thanh tú
Hoa thanh tú là lựa chọn hàng đầu cho các gia đình muốn trang trí không gian thêm xinh xắn

1. Giới thiệu về hoa thanh tú

Thanh tú còn được gọi là hoa bất giao, thuộc họ bìm bìm tuy nhiên hoa không leo được mà chỉ mọc thành từng bụi lớn dưới đất. Thân cây có màu nâu đỏ, mọng nước, chiều cao khoảng 20 – 25cm. Lá thanh tú có hình trái xoan, trên lá có lông mỏng mềm mịn.

Loài cây này nở hoa quanh năm, hoa thanh tú có màu xanh rất độc đáo và xinh đẹp. Những bông hoa được mọc ra từ nách lá, có 5 cánh nhỏ nhắn xếp xen kẽ hài hòa. Ở giữa là nhụy hoa màu trắng càng làm nổi bật lên sự tinh tế, thanh cao của bông hoa.

Xem thêm: Cách trồng hoa hồng môn tại nhà cực kỳ đơn giản bạn nên biết

2. Ý nghĩa của hoa thanh tú

Hoa thanh tú có màu xanh nhẹ nhàng nên mang ý nghĩa về sự yên bình, thanh khiết. Bên cạnh đó, hoa còn tượng trưng cho một tinh thần lạc quan, bền bỉ và đại diện cho ý chí kiên cường, luôn cố gắng vượt lên mọi khó khăn thử thách trong cuộc sống.

Nếu đặt một chậu hoa thanh tú trong nhà, gia chủ sẽ nhận được sự yên bình, những năng lượng tích cực giúp tinh thần thoải mái và phấn chấn hơn.

3. Cách trồng hoa thanh tú tại nhà

Cách trồng hoa thanh tú
Sắc xanh của hoa thanh tú như một dấu hiệu bình an và may mắn

3.1. Chuẩn bị trồng hoa thanh tú

– Chuẩn bị đất trồng

Thanh tú là loài cây chịu hạn tốt, ưa ẩm ướt nên bạn cần chọn các loại đất tơi xốp, mềm mại có khả năng giữ ẩm và thoát nước tốt. Nên mua các loại đất hữu cơ sạch tại cửa hàng cây giống để đảm bảo chất lượng đất.

– Chuẩn bị chậu trồng

Kích thước của thanh tú không quá lớn nên đẹp nhất khi được trồng ở chậu. Về chất liệu chậu thì bạn có thể thoải mái lựa chọn theo sở thích vì loài hoa này không kén chọn quá. Bạn chỉ cần chọn chậu có kích thước phù hợp với kích thước của cây, miệng chậu rộng và đáy chậu có lỗ thoát nước.

3.2. Tiến hành trồng hoa thanh tú

Hoa thanh tú rất dễ trồng, chỉ cần có cây giống chất lượng thì đảm bảo sau khi trồng cây sẽ luôn khỏe mạnh, phát triển và ra hoa đúng độ.

– Bước 1: Xử lý cây giống con

Cây giống vừa mua về, bạn cần tách cây ra khỏi chậu tạm thời để loại bỏ hết lớp đất cũ còn dính trên rễ đi. Hãy thực hiện nhẹ nhàng để không làm gãy rễ cây nhé.

– Bước 2: Trộn đất trồng cây

Đất trồng đã chuẩn bị ở trên bạn có thể trộn thêm một ít phân bón để chất giàu dinh dưỡng hơn, kích thích cây giống mới trồng mọc rễ nhanh.

– Bước 3: Cho đất vào chậu

Trước tiên hãy lót 1 lớp than hoặc đá xỉ xuống dưới đáy chậu để cây dễ dàng thoát nước. Sau đó cho đất đã trộn vào chậu sao cho đất lên đến 2/3 miệng chậu.

– Bước 4: Đặt cây vào chậu

Tạo một lỗ vừa trên chậu đất rồi đặt cây vào, sau đó nhẹ nhàng lấp đất xung quanh sao cho che hết rễ và gốc cây. Sau đó bạn sẽ nén nhẹ đất để giữ cho cây đứng vững vàng.

Bước 5: Chăm sóc sau khi trồng

Tưới nước cho cây để giữ ẩm rồi đặt cây ở nơi thoáng mát, có ánh sáng nhưng không được để cây bị ánh nắng mặt trời chiếu vào trực tiếp.

4. Cách chăm sóc cây hoa thanh tú

Cách trồng hoa thanh tú
Bạn cần dành thời gian chăm sóc để cây sinh trưởng tốt hơn.

4.1. Tưới nước cho cây

Thanh tú ưa ẩm nên bạn nhớ tưới nước thường xuyên cho cây với lượng nước vừa đủ, không tưới quá đẫm sẽ khiến cây bị úng nước.

Nếu vào mùa hè thì mỗi ngày hãy tưới cho cây 2 lần vào sáng sớm và chiều tối. Không nên tưới vào thời điểm giữa trưa nắng gay gắt cây dễ bị héo lá.

4.2. Nhiệt độ cho cây

Thanh tú cũng là loài hoa ưa nắng, do đó bạn nên đặt hoa ở nơi có nhiều ánh nắng nhẹ nhàng để cây luôn xanh tươi và cho ra nhiều hoa, màu sắc hoa cũng tươi đẹp hơn.

Tuy nhiên cần tránh đặt cây ở những nơi có ánh nắng mặt trời gay gắt sẽ khiến cây bị cháy lá hoặc khô kéo. Hãy để chậu cây ở gần cửa sổ, ban công hay trước thềm nhà sẽ phù hợp nhất.

4.3. Bón phân cho cây

Bạn cũng nên bón phân cho thanh tú thường xuyên, khoảng 2 tháng/ lần giúp cây nhận đủ dinh dưỡng để phát triển tốt hơn. Hãy chọn các loại phân hữu cơ hoặc phân lân NPK để bón dưới gốc.

5. Phòng bệnh cho hoa thanh tú

Cách trồng hoa thanh tú
Sắc hoa thanh tú độc đáo làm dịu mát cả không gian

Nếu không đủ nắng thì hoa thanh tú sẽ rất dễ bị rệp tấn công. Vào mùa mưa, cây cũng hay bị thối lá hoặc thối thân. Với trường hợp này bạn cần cắt tỉa các cành cây thối, bắt hết rệp trên cây. Sau đó dùng dung dịch cồn 90% để lau những chỗ cây bị bệnh rồi mang cây đặt ở nơi khô thoáng, có ánh nắng nhẹ nhàng.

Bạn cũng cần thường xuyên cắt tỉa cho cây để cây mọc thêm nhánh và nhanh ra hoa hơn. Sau mỗi đợt hoa, nên cắt tỉa một lần, loại bỏ các cành cây thừa để tập trung dinh dưỡng vào mầm và nụ hoa.

Hoa thanh tú chắc chắn sẽ là lựa chọn hàng đầu với các gia đình muốn trồng một loài hoa xinh đẹp, thơm nhẹ nhàng và dễ chăm sóc để tô điểm cho khu vườn của mình. Cachtronghoa.com chúc bạn sẽ trồng được những chậu thanh tú ưng ý nhất.

About Hà Đỗ

Check Also

Cách trồng hoa cúc Anh

Cách trồng hoa cúc Anh đơn giản, dễ thực hiện nhất cho người mới

Contents1. Giới thiệu về hoa thanh tú2. Ý nghĩa của hoa thanh tú3. Cách trồng …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *