Cách trồng hoa xương rồng “cực đơn giản” cho người mới bắt đầu

Hoa xương rồng là một trong những loài hoa được các bạn trẻ rất yêu thích. Loài hoa này có khả năng thích nghi cao với môi trường xung quanh, việc chăm sóc cũng dễ dàng. Để hiểu thêm về công dụng cũng như cách trồng hoa xương rồng mời bạn đọc hãy theo dõi bài viết dưới đây của Cachtronghoa.com nhé.

Cách trồng hoa xương rồng
Hoa xương rồng ít nở hoa nhưng hoa của chúng rất đẹp

1. Giới thiệu về hoa xương rồng

Xương rồng được mọc thành nhiều dạng khác nhau như mọc thành bụi, mọc thành cây lớn, mọc lan ra mặt đất… Những gai nhọn trên cây chính là lá của cây có công dụng làm giảm sự thoát nước ở cây. Thân cây thì có hình trụ cầu và khả năng tích nước cao, chính vì thế cây có thể thích nghi tốt ở cả những vùng đất khô cằn, sỏi đá.

Cây xương rồng ít ra hoa nhưng hoa của cây lại vô cùng rực rỡ và mềm mại. Mỗi bông hoa có thể có đến 50 đài hoa và 1500 nhị hoa, cánh hoa phân bổ đồng đều với màu sắc đa dạng.

Mỗi lần ra hoa, xương rồng có thể ra khoảng 7-10 hoa, những bông hoa này chỉ nở một ngày rồi tàn. Một số trường hợp hoa giữ được lâu hơn, khoảng 3-5 ngày.

Xem thêm: Cách trồng hoa trạng nguyên tại nhà khỏe mạnh, nở hoa đỏ rực

2. Ý nghĩa của hoa xương rồng

Hoa xương rồng mang nhiều ý nghĩ đẹp, nhờ có sức sống mãnh liệt nên chúng tượng tưng cho ý chí mạnh mẽ, sự nỗ lực không ngừng nghỉ để khẳng định bản thân.

Ý nghĩa của xương rồng cũng biểu trưng cho một tình yêu chung thủy, bền bỉ, dù có trải qua khó khăn nào vẫn vượt qua, đâm hoa , kết trái.

3. Cách trồng hoa xương rồng

Cách trồng hoa xương rồng
Hoa xương rồng có nhiều ý nghĩa đẹp được mọi người yêu thích

3.1. Chuẩn bị trồng hoa xương rồng

– Chậu trồng xương rồng

Việc chọn chậu trồng cây sẽ phụ thuộc vào kích thước của từng cây. Bạn có thể sử dụng bất cứ loại vật liệu nào như đất nung, sứ, nhựa… và cần có lỗ thoát nước dưới đáy.

Chậu bằng đất nung thường là sự lựa chọn của nhiều người bởi mẫu mã đẹp, giá thành rẻ lại có khả năng thoát nước tốt, tạo điều kiện cho cây phát triển hiệu quả.

– Đất trồng xương rồng

Xương rồng phù hợp với những loại đất tơi xốp, thoát nước nhanh do đó, bạn hãy chọn loại đất hữu cơ có đặc điểm này để trồng cây.

Nếu muốn tăng thêm độ thoát nước cho đất thì bạn có thể trộn 2 phần đất trồng xương rồng cùng với 1 phần đá trân châu (đá perlite).

– Thời gian trồng xương rồng

Xương rồng có thể gieo trồng quanh năm nhờ sức sống mãnh liệt và khả năng chống chịu với mọi điều kiện thời tiết bất lợi.

Tuy nhiên bạn nên tránh gieo hạt hoặc trồng xương rồng vào mùa mưa bởi vì trời âm u, ít ánh sáng sẽ khiến cây bị cớm, không phát triển được và dễ bị nhiễm nấm.

3.2. Cách trồng hoa xương rồng

– Bước 1: Chọn hạt giống

Việc lựa chọn hạt giống là một khâu cực kỳ quan trọng. Bạn phải chọn những loại hạt giống tốt để cây khỏe mạnh và chống trọi được với mọi môi trường.

– Bước 2: Gieo hạt giống

Bạn cần đảm bảo đất trồng dùng để gieo hạt phải đủ ẩm trước khi gieo. Hãy dùng tay rải hạt thật đều lên bề mặt đất, sau đó rải thêm một lớp đất mỏng phía trên để bảo vệ hạt. Cuối cùng sẽ sử dụng màng bọc thực phẩm phủ kín rồi mang chậu ra nơi thoáng mát.

– Bước 3: Thời gian nảy mầm

Với phương pháp này thì bạn cần kiên nhẫn chờ đợi, sẽ mất gần 1 tháng để hạt lên mầm và phát triển thành cây con. Lúc này bạn sẽ gỡ màng bọc ra để cây quang hợp tốt hơn. NHớ tưới nước hàng ngày cho cây để giữ ẩm vì lúc này cây cần nhiều nước.

– Bước 4: Tiến hành trồng cây

Khi cây xương rồng có đường kính khoảng 2 – 3 cm thì có thể tách ra để trồng vào chậu. Đất trồng phải đảm bảo tơi xốp và thoát nước tốt để cây con không bị úng.

4. Cách chăm sóc hoa xương rồng

Cách trồng hoa xương rồng
Hoa xương rồng ưa nắng nên bạn hãy đặt chậu cây ngoài trời

4.1. Ánh sáng

Hoa xương rồng là cây ưa ánh sáng, đặc biệt là ánh mặt trời trực tiếp vào ban ngày. Hoa cần nhận ít nhất 6 giờ nắng mỗi ngày. Với những cây xương rồng con mới trồng thì bạn chỉ cần phơi nắng cho cây khoảng 2 tiếng vào buổi sáng là đủ.

4.2. Tưới nước

Bạn cần quan sát đất trồng khô hẳn rồi mới tưới, cần tưới nhẹ nhàng, vừa đủ cho nước ngấm tới rễ khoảng ¾ chậu cây. Nếu nhiệt độ nắng nóng thì bạn nên tưới cây 2-3 lần mỗi tuần. Nếu nhiệt độ khu vự để cây mát mẻ thì mỗi tuần bạn chỉ cần tưới 1 lần là đủ.

4.3. Nhiệt độ

Xương rồng có thể chịu đựng được khoảng nhiệt độ từ 10 – 50 độ C để sinh tồn ngoài tự nhiên. Chình vì thế, nhiệt độ thích hợp nhất để cây luôn khỏe mạnh và căng tràn sức sống là từ 15 – 28 độ.

5. Phòng trừ sâu bệnh cho hoa xương rồng

Cách trồng hoa xương rồng
Cần dành thời gian để chăm sóc, tưới tắm cho cây mỗi ngày để cây luôn xanh tươi

Trong quá trình chăm sóc cho cây, bạn cần lưu ý một số biểu hiện dưới đây để kịp thời chữa trị cho cây:

– Rệp sáp: Những con rệp sẽ bám trên thân hút chích nhựa cây làm cây phát triển chậm hơn, lâu dần cây sẽ khô héo và chết.

Trường hợp này, bạn cần sử dụng thuốc tím diệt rệp sáp rải xung quanh gốc cây hoặc trộn vào đất trồng để phòng bệnh tốt hơn.

– Bệnh thối gốc: Lúc đầu trên thân và lá cây sẽ xuất hiện nhiều vết đốm đen hoặc xám, dần dần những đốm này sẽ lan rộng ra đến khi cây khô và chết.

Lúc này bạn cần phải nhổ bỏ ngay những cây bị bệnh để tránh bị lây lan, sau đó phun thuốc để bảo vệ những cây còn lại.

Hy vọng với những chia sẻ về cách trồng hoa xương rồng ở bài viết trên sẽ giúp bạn bạn đọc có thêm kinh nghiệm để chăm sóc thật tốt cho cây hoa nhà mình. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết của chúng mình. Mời bạn thường xuyên truy cập vào website để biết thêm nhiều thông tin hay và chọn lọc khác nhé.

About Hà Đỗ

Check Also

Cách trồng hoa cúc Anh

Cách trồng hoa cúc Anh đơn giản, dễ thực hiện nhất cho người mới

Contents1. Giới thiệu về hoa xương rồng2. Ý nghĩa của hoa xương rồng3. Cách trồng …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *