Cách trồng hoa xương rồng tai thỏ đúng kỹ thuật cho hoa nở to đẹp

Nhờ vào vẻ đẹp rực rỡ cùng đặc tính dễ trồng, dễ chăm mà hoa xương rồng tai thỏ ngày càng trở nên phổ biến và được nhiều người lựa chọn để trang trí trong nhà. Trong bài viết hôm nay, Cachtronghoa.com sẽ hướng dẫn các bạn cách trồng hoa xương rồng tai thỏ tại nhà đơn giản nhưng vẫn đạt hiệu quả cao nhất. Mời bạn đọc cùng theo dõi.

Cách trồng hoa xương rồng tai thỏ
Hoa xương rồng tai thỏ mang nhiều ý nghĩa sâu sắc và tươi đẹp

1. Giới thiệu về hoa xương rồng tai thỏ

Cây xương rồng tai thỏ còn có tên gọi khác là xương rồng bà, đây là loài thực vật mọng nước, thuộc họ xương rồng (Cactaceae). Loài hoa này hay mọc ở hoang mạc, có nguồn gốc từ khu vực phía bắc và trung tâm của Mexico.

Xương rồng tai thỏ có khả năng thích nghi tốt với mọi điều kiện môi trường khắc nghiệt như nắng nóng, đất đai khô cằn, biến đổi khí hậu…

Đúng như tên gọi, xương rồng tai thỏ có hình dáng ngộ nghĩnh đáng yêu. Khi nhìn loài cây này bạn sẽ dễ dàng liên tưởng ngay đến một đôi tai thỏ xinh xắn.

Thân cây xương rồng có màu xanh, xung quanh có nhiều gai nhọn mọc chi chít và xếp thành những hàng dài để giúp cây trữ nước.

Mỗi cây xương rồng sẽ chia thành 2 nhánh nhỏ. Hoa sẽ mọc lên từ 2 nhánh này. Hoa xương rồng có màu đỏ và vàng vô cùng nổi bật.

Xem thêm: Cách trồng hoa hồng tú cầu nhiều nụ, sai hoa “siêu đơn giản”

2. Công dụng của hoa xương rồng tai thỏ

Xương rồng tai thỏ có vẻ đẹp rực rỡ, sức sống mãnh liệt nên nên được nhiều người lựa chọn trồng làm cảnh để trang trí ngôi nhà của mình. Loài hoa này phù hợp trồng ở ban công, sân thượng hoặc trước cổng nhà.

Bên cạnh đó, xương rồng còn có thể chế biến được nhiều món ăn như làm các món rau ăn hàng ngày, kẹp bánh mì, làm salad, làm gỏi…

Theo y học cổ truyền thì loài hoa này còn có công dụng để điều trị những bệnh về sâu răng, đau răng, viêm dạ dày… Nhựa của cây thì hỗ trợ chữa xơ gan, đau khớp, mụn nhọt…

Với y học hiện đại, xương rồng tai thỏ giúp làm giảm nồng độ cholesterol, điều trị tiểu đường, bảo vệ màng não và ngăn ngừa bệnh ung thư.

3. Cách trồng hoa xương rồng tai thỏ tại nhà

Cách trồng hoa xương rồng tai thỏ
Hoa xương rồng tai thỏ có vẻ đẹp tươi mới, mạnh mẽ

3.1. Chuẩn bị trồng hoa xương rồng tai thỏ

Để quá trình trồng xương rồng thuận lợi thì bạn cần chuẩn bị những vật dụng cần thiết nhất như giống cây, chậu trồng cây, đất trồng.

Về hạt giống thì bạn có thể mua ở cửa hàng uy tín để đảm bảo về chất lượng. Chọn hạt giống khỏe, mập mạp, sẫm màu và không sâu bệnh.

Với chậu trồng thì bạn hãy dùng những chậu được làm từ đất nung hoặc đá, xi măng. Chậu cần có kích thước phù hợp và có lỗ thoát nước bên dưới để bảo vệ cây không bị ngập.

Về đất trồng thì bạn cần chọn loại đất dẻo, có độ tơi xốp, giữ ẩm tốt và khả năng thoát nước cao. Đây là điều kiện lý tưởng để cây phát triển tốt nhất.

3.2. Tiến hành trồng hoa xương rồng tai thỏ

Bước 1: Bạn cần san bằng đất trong chậu đã chuẩn bị sẵn. Sau đó rải hạt giống hoa lên mặt đất và ấn nhẹ nhàng.

Bước 2: Rải thêm một lớp đất mỏng hoặc sỏi lên trên bề mặt hạt giống để cân bằng nhiệt độ và bảo vệ hạt giống.

Bước 3: Tưới nước nhẹ nhàng tạo độ ẩm cho đất. Cuối cùng bọc kín khay trồng bằng nilong và đặt ở nơi thoáng mát chờ cây lên mầm.

4. Cách chăm sóc hoa xương rồng tai thỏ

Cách trồng hoa xương rồng tai thỏ
Trồng hoa xương rồng tai thỏ không khó vì cây có sức sống mãnh liệt

4.1. Tưới nước cho cây

Xương rồng có khả năng chịu hạn tốt do đó bnaj không cần phải tưới  nước quá nhiều. Mỗi tuần hãy tưới cây 1 lần bằng vòi sen. Nên tưới dưới gốc và tưới vừa đủ lượng nước để cây không bị ngập úng.

4.2. Ánh sáng cho cây

Vốn có nguồn gốc từ hoang mạc nên loài cây này rất ưa sáng. Nếu không nhận đủ ánh nắng cây sẽ dễ bị cớm và chết. Bạn nên trồng cây ở những nơi thoáng mát, có nhiều ánh sáng mặt trời để cây được tắm nắng mỗi ngày.

4.3. Nhiệt độ cho cây

Xương rồng tai thỏ có khả năng chịu được nhiệt độ trong khoảng từ 10 – 50 độ C. Nếu nhiệt độ quá thấp hoặc quá cao cũng có thể khiến cây yếu hơn, dễ bị sâu bệnh tấn công.

5. Phòng ngừa sâu bệnh cho hoa xương rồng tai thỏ

Cách trồng hoa xương rồng tai thỏ
Xương rồng tai thỏ được nhiều người yêu thích và lựa chọn làm cảnh trong nhà

Xương rồng có sức sống mãnh liệt, sức đề kháng cao. Tuy nhiên, trong quá trình chăm sóc cũng có thể gặp phải một số vấn đề như thối gốc, đốm than và rệp sáp.

Bệnh thối gốc: Khi bị bệnh này cây sẽ xuất hiện các đốm thối màu đen, xám, đỏ, hoặc trắng. Nếu thấy cây có biểu hiện trên cần nhanh chóng xử lý bằng cách thay đất cho cây, cắt bỏ những cày lá bị bệnh và dùng thuốc sâu phun cho cây.

Bệnh đốm than: Bệnh này hay xuất hiện vào mùa đông và hè, trên cây có xuất hiện các đốm màu nâu nhạt. Trường hợp này, bạn nên để cây ở nơi khô ráo, thoáng khí và không nên tưới nhiều nước cho hoa.

Bệnh rệp sáp: Căn bệnh này khá phổ biến, rệp sẽ dùng miệng hút hết nhựa cây làm cây xơ xác, yếu dần và chết. Bạn nên bắt sạch rệp và phun thuốc sâu bảo vệ cây.

Trên đây, Cachtronghoa.com vừa gửi đến bạn những thông tin về cây hoa xương rồng tai thỏ cũng như cách trồng và chăm sóc loài hoa này. Chúc bạn sớm sở hữu được những chậu cây xinh xắn để làm sinh động thêm khu vườn nhà mình nhé.

About Hà Đỗ

Check Also

Cách trồng hoa cúc Anh

Cách trồng hoa cúc Anh đơn giản, dễ thực hiện nhất cho người mới

Contents1. Giới thiệu về hoa xương rồng tai thỏ2. Công dụng của hoa xương rồng …

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *