Hoa thiên lý là loài cây thân mềm được nhiều người trồng không chỉ để làm cảnh tạo bóng mát mà còn dùng làm thuốc và chế biến nhiều món ăn tốt cho sức khỏe. Cách trồng hoa thiên lý cũng vô cùng đơn giản, ai cũng có thể làm được. Trong bài viết hôm nay, Cachtronghoa.com học sẽ chia sẻ tới bạn chi tiết hơn về loài hoa nhiều công dụng này nhé.
1. Giới thiệu về cây hoa thiên lý
Hoa thiên lý được trồng theo dạng leo dàn, thân cây có màu nâu nhẵn nhụi, cành non thì có màu xanh thẫm. Lá cây thiên lý hình trái tim có kích thước trung bình từ 5-10cm, phiến lá không quá dày, trên mặt lá có nhiều gân nổi lên.
Hoa thiên lý mọc ra từ những nách lá, chụm lại thành từng chùm lớn. Mỗi bông hoa có 5 cánh nở rộng màu vàng hoặc xanh lục. Hương thơm của thiên lý rất đặc biệt, nhẹ nhàng, thanh khiết, dễ chịu thu hút bất cứ ai ở gần chúng.
mọc thành từng chùm, hoa mọc từ những nách lá , mỗi bông hoa có màu xanh lục hay màu vàng, gồm 5 cánh nở rộng. Bông hoa nhỏ có đường kình khoảng 1cm nhưng vì mọc thành chùm nên trông chúng khá lớn. Hoa có mùi hương dịu nhẹ thu hút người đối diện. Hoa tập trung nở nhiều nhất từ tháng 5 đến tháng 10 trong năm.
Loài cây này sinh trưởng mạnh mẽ vào mùa xuân hoặc mùa hè. Hoa nở rộ nhất vào tháng 5 đến tháng 10 hàng năm. Nếu được trồng trong điều kiện khí hậu thích hợp thì cây sẽ phát triển nhanh và rất sai hoa.
Xem thêm: Cách trồng hoa đậu biếc bông to đẹp, xanh mát khu vườn
2. Tác dụng của cây hoa thiên lý
Cây thiên lý được nhiều gia đình trồng ở sân vườn hay ban công để làm cảnh trang trí cho cảnh quan ngôi nhà và làm bóng mát, giúp không gian thêm trong lòng và mát mẻ.
Lá non và hoa thiên lý còn được sử dụng như một loại rau ngon. Chúng có thể chế biến được rất nhiều món ăn bổ dưỡng như hoa thiên lý xào thịt, canh cua hoa thiên lý, lá thiên lý xào tỏi….
Trong đông y loài hoa này còn được dùng để điều chế thuốc điều trị một số bệnh như mất ngủ, hoa mắt, đau nhức xương, phòng ngừa rôm sảy hoặc giun kim.
3. Cách trồng cây hoa thiên lý đúng kỹ thuật
3.1. Chuẩn bị trồng hoa thiên lý
– Chuẩn bị đất trồng
Để trồng hoa thiên lý bạn nên chọn đất trồng là đất pha cát, đất xốp. Những loại này có khả năng hút nước và thoát nước tốt, giàu dinh dưỡng. Bạn không nên trồng cây trong đất quá ướt bởi vì đây là loại cây ưa cạn, dễ bị úng rễ.
– Chọn giống cây trồng
Thiên lý có 2 loại là dây lươn và dây thân. Bạn hãy chọn giống mà mình yêu thích sau đó cắt dây giống thành từng đoạn dài 15 – 20cm để giâm. Cành giống phải khỏe mạnh, mập mạp, không có sâu bệnh thì khi trồng cây mới phát triển tốt.
3.2. Tiến hành trồng hoa thiên lý
– Trước tiên bạn cần đặt cành thiên lý đã cắt vào rơm hoặc trấu và ủ trong 10 – 15 ngày. Mục đích của việc này là giúp cành giống ra rễ. Bạn nên kết hợp tưới nước cho cành 2 lần mỗi ngày để cành giống nhanh ra rễ hơn.
– Ủ xong thì bạn sẽ tiến hành trồng cây. Đào một hố sâu 30 – 40cm trên khu vực đất trồng, trộn thêm các loại phân cùng đất giàu dinh dưỡng hơn. Sau đó đặt cây giống vào rồi vun đất lên xung quanh gốc cây.
– Dùng tay nén nhẹ đất quanh gốc để cố định cho cây đứng vững. Tưới nước đều đặn 2 lần/ngày vào sáng và tối để cây đủ độ ẩm sinh trưởng và phát triển tốt nhất.
4. Cách chăm sóc hoa thiên lý sau khi trồng
4.1. Điều kiện ánh sáng
Thiên lý rất ưa nắng vì thế bạn cần chọn hướng có nắng để trồng hoa. Hàng ngày cây cần được duy trì hứng nắng ít nhất từ 6 – 8 giờ. Nếu bạn không đảm bảo được điều kiện này thì cây sẽ phát triển chậm, hoa lâu nở và nở không đều, không sai hoa.
4.2. Tưới nước cho cây
Thời gian mới trồng cây cần được tưới nước 2 lần/ngày vào trước 8 giờ sáng 5-6 giờ chiều. Chỉ nên tưới lượng nước vừa đủ độ ẩm cho đất, tưới ở dưới gốc cây để tránh sâu bệnh tấn công. Mùa mưa nên giảm lượng nước tưới xuống và cần lưu ý đến khả năng thoát nước của cây, không được để cây ngập úng.
4.3. Bón phân cho cây
Bón phân định kỳ sẽ giúp hoa thiên lý đảm bảo tốc độ phát triển tối đa và ra hoa đều đẹp hơn. Sử dụng phân NPK với liều lượng phù hợp bón cho cây sau mỗi lần tỉa nhánh để kích thích cây ra hoa chất lượng hơn ở lứa sau. Nên hạn chế phân hóa học cho cây vì vừa khiến cây dễ chết lại không tốt cho sức khỏe người trồng và môi trường xung quanh.
5. Phòng ngừa sâu bệnh cho hoa thiên lý
Trong quá trình trồng cây thiên lý, người trồng cần chú ý đến các loại sâu bệnh gây hại cho cây như rầy rệp và bọ trĩ, nhện… Đặc biệt là vào thời tiết nắng nóng thì sâu bệnh càng tấn công mạnh hơn. Nếu phát hiện những loài này thì cần phải bắt giết ngay để tránh lây lan sang cây khác. Khi mật độ sâu bệnh nặng hơn thì phải sử dụng thuốc Supracide để phun.
Cách trồng hoa thiên lý mà chúng mình chia sẻ trên đây rất dễ thực hiện nên bạn hoàn toàn có thể tự tin chinh phục giống hoa tuyệt vời này. Chú ý chăm sóc đúng kỹ thuật thì rất sớm thôi, không gian nhà bạn sẽ tràn ngập sắc hương của hoa thiên lý. Cùng Cachtronghoa.com cập nhật thêm nhiều thông tin về các loài hoa khác để làm phong phú hơn khu vườn của mình, bạn nhé!