Cách trồng và chăm sóc hoa tuyết cầu nở rực rỡ quanh năm

Hoa tuyết cầu là loài cây thân thảo có thân hình nhỏ nhắn, xinh xắn hay được dùng để trưng bày trong các dịp lễ tết với ý nghĩa mang lại sức khỏe, bình an và may mắn cho gia chủ. Cách trồng hoa tuyết cầu cũng vô cùng đơn giản vì cây thích nghi tốt với mọi điều kiện môi trường. Mời bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây của Cachtronghoa.com để hiểu thêm về loài hoa xinh đẹp này nhé.

Cách trồng và chăm sóc hoa tuyết cầu
Hoa tuyết cầu mang ý nghĩa may mắn, bình an và sum vầy nên được nhiều người yêu thích

1. Giới thiệu về cây hoa tuyết cầu

Hoa tuyết cầu còn có tên gọi khác là cây hoa tuyết, có nguồn gốc từ những khu rừng ở Columbia. Hiện tại, loài hoa này đang được trồng và nhân giống ở khắp mọi quốc gia trên thế giới.

Cây tuyết cầu mọc thành dạng thân bụi, có nhiều tán xòe ra xung quanh. Lá cây màu xanh tươi, thuôn dài và có nhiều đốt.

Hoa tuyết cầu thưởng nở rộ từ tháng 9 và kéo dài tới mùa hè năm sau. Những bông hoa nhỏ xinh màu trắng hoặc tím, nở thành từng chùm chụm lại nhìn vô cùng xinh xắn.

Xem thêm: Cách trồng hoa xương rồng tai thỏ đúng kỹ thuật cho hoa nở to đẹp

2. Ý nghĩa của cây hoa tuyết cầu

Cây tuyết cầu có thích thước lớn, cành lá xum xuê nên biểu tượng cho sự đoàn tụ, may mắn, sum vầy. Chính vì thế hoa thường được dùng để làm quà tặng vào các dịp lễ, tết.

Hoa tuyết cầu có vẻ đẹp nhẹ nhàng nhưng không kém phần rực rỡ, được nhiều người lựa chọn trồng trong nhà để trang trí ban công, tiểu cảnh, nội thất giúp cho không gian trở nên sinh động, tươi tắn, lung linh hơn.

3. Cách trồng cây hoa tuyết cầu tại nhà

Cách trồng và chăm sóc hoa tuyết cầu
Hoa tuyết cầu mọc thành từng chùm vô cùng rực rỡ

3.1. Chuẩn bị trồng hoa tuyết cầu

Hoa tuyết cầu là loài hoa được trồng bằng phương pháp gieo hạt và tách mầm. Nếu muốn trồng cây hoa tuyết cầu tại nhà thì bạn cần phải chuẩn bị các vật dụng cần thiết như chậu hoa, hạt giống, đất trồng, các loại phân bón cho cây….

Đất dùng để trồng cây cần chọn loại đất nhẹ, tơi xốp, giàu dinh dưỡng và có khả năng thoát nước tốt. Bạn cũng có thể trộn thêm phân chuồng, phân lân vào đất để tăng thêm độ phì nhiêu cho đất trước khi trồng.

Với chậu trồng thì nên chọn chậu có kích thước phù hợp với cây và có lỗ thoát nước bên dưới để đảm bảo cây không bị ngập úng trong quá trình tưới nước.

3.2. Tiến hành trồng hoa tuyết cầu

Bước 1: Đầu tiên, bạn xới đều hỗn hợp đất và phân trong chậu. Sau đó tưới nước vào đất để tạo độ ẩm hỗ trợ quá trình gieo hạt dễ dàng hơn. cho đất đủ ẩm rồi mới đổ đất vào chậu ươm hạt.

Bước 2: Lấy hạt giống ra và gieo xuống đất, rải đều tay để hạt nảy mẩm tốt nhất. Sau đó, rải thêm một lớp đất mỏng lên trên bề mặt hạt để bảo vệ hạt.

Bước 3: Tưới thêm nước cho hạt rồi đặt khay giống vào nơi thoáng mát, không bị ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp. Đợi 10-15 ngày hạt sẽ nảy mầm thành cây con.

4. Cách chăm sóc cây hoa tuyết cầu

Cách trồng và chăm sóc hoa tuyết cầu
Những bông hoa tuyết cầu nhỏ nhắn nhưng có sức hút vô cùng lớn

4.1. Tưới nước cho cây

Trong quá trình chăm sóc, bạn cần tưới nước cho cây con liên tục giúp cây sinh trưởng nhanh hơn. Nếu để cây thiếu nước sẽ khiến lá héo và rủ xuống, dần dần sẽ vàng úa và chết cây. Nên tưới mỗi ngày 1 lần với lượng nước vừa đủ để không làm cây bị úng.

4.2. Phân bón cho cây

Khi tới giai đoạn cây vào mùa nở hoa thì bạn cần chú ý để bón thêm phân cung cấp dinh dưỡng cho cây. Nên chọn các loại phân hữu cơ, phân chuồng hoai mục, hoặc phân NPK để cây hấp thu tốt nhất, sinh trưởng và ra hoa nhanh hơn.

4.3. Cắt tỉa cành cây

Đây là công việc bạn không nên bỏ qua trong quá trình chăm sóc hoa tuyết cầu. Để cây phát triển tốt, ra chồi nhiều, hoa nở to đẹp hơn thì cần phải định kỳ cắt tỉa loại bỏ các cành cây bị khô héo, sâu bệnh. Khi cắt cần dùng kéo chuyên dụng, cắt dứt khoát để không làm tổn thương các mô của cây.

4.4. Ánh sáng cho cây 

Tuyết cầu là loài hoa ưa sáng nên mỗi ngày bạn cần cho hoa phơi nắng 6 – 8 giờ. Nên đặt chậu cây ở những khu vực thoáng mát, có nhiều ánh sáng tự nhiên như ban công, sân thượng, hiên nhà… Tuy nhiên, cần tránh cho hoa tiếp xúc trực tiếp với nắng mặt trời gay gắt trong những khung giờ từ 13-15 giờ chiều để tránh cây bị khô héo.

5. Phòng ngừa sâu bệnh cho hoa tuyết cầu

Cách trồng và chăm sóc hoa tuyết cầu
Bạn cần dành thời gian chăm sóc để cây hoa tuyết cầu luôn khỏe mạnh, tràn đầy sức sống

Hoa tuyết cầu dễ bị các bệnh như thối gốc do nấm Pythium, bị rệp, bọ trĩ, sâu cắn lá và hút nhựa ở thân cây. Trong quá trình chăm sóc, nếu bạn thấy cây có biểu hiện như lá khô héo, vàng lá, thân cây chảy nhựa, cây không ra chồi, hoa không nở thì cần theo dõi xem cây bị bệnh gì.

Sau đó cần tách riêng những cây bị bệnh ra để tránh sự lây lan sâu bệnh. Ngắt bỏ những cành lá bị hỏng và dùng thuốc trừ sâu hóa học để phun cho cây.

Trên đây là chi tiết thông tin chi tiết về cách trồng hoa tuyết cầu tại nhà đơn giản mà hiệu quả nhất. Hy vọng với bài viết này của Cachtronghoa.com, bạn sẽ có thêm kinh nghiệm để trồng cho mình những chậu tuyết cầu xinh xắn trang trí cho ngôi nhà thêm rực rỡ. Chúc bạn thành công!

About Hà Đỗ

Check Also

Cách trồng hoa cúc Anh

Cách trồng hoa cúc Anh đơn giản, dễ thực hiện nhất cho người mới

Contents1. Giới thiệu về cây hoa tuyết cầu2. Ý nghĩa của cây hoa tuyết cầu3. …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *