Cách trồng hoa trà nở đẹp, lâu tàn dành cho người mới

Hoa trà vốn là loài hoa đẹp, mang những nét hoài cổ làm say đắm biết bao tín đồ yêu hoa. Đặc biệt loài hoa này lại dễ trồng, nở hoa đẹp nhất vào mùa xuân chính vì thế nên hay được gia chủ trồng để trưng bày dịp Tết. Vậy, cách trồng hoa trà thế nào để hoa nở to đẹp, lâu tàn? Trong chuyên mục bài viết hôm nay, Cachtronghoa.com sẽ chia sẻ tới bạn chi tiết hơn.

Cách trồng hoa trà
Hoa trà sở hữu nét đẹp hoài cổ, dịu dàng, đằm thắm thu hút nhiều người yêu hoa

1. Giới thiệu về cây hoa trà

Hoa trà còn được gọi với tên gọi khác như hoa hồng mùa đông hoặc sơn trà, có nguồn gốc từ Trung Quốc, Nhật Bản và một số nước Đông Á. Hiện tại trên thế giới có tới hơn 33 nghìn loại hoa trà, nhiều loại có giá trị kinh tế rất cao và vô cùng quý hiếm.

Cây thuộc dạng bụi nhỏ, thân gỗ chắc khỏe, chiều cao từ 50-150cm tùy vào tuổi thọ của cây. Lá cây màu xanh thẫm, hình trái tim, xum xuê, mọc đối xứng nhau rất hài hòa.

Hoa trà có kích thước khá lớn, đường kính hoa trung bình từ 8 – 12mm tùy giống. Mỗi 1 đài hoa có thể có 1 hoặc 2 bông. Hoa khi nở bung ra rất đẹp, màu sắc đa dạng từ trắng, hồng, đỏ, vàng, cam, tím…

Thời gian hoa trà nở phụ thuộc nhiều vào thời tiết, nhiệt độ, không khí… Trong tự nhiên hoa nở rộ khi thời tiết bắt đầu ấm áp từ tháng 3 đến tháng 5 dương lịch.

Xem thêm: Cách trồng hoa càng cua xanh tốt, hoa sai trĩu ngọn “siêu dễ”

2. Ý nghĩa của cây hoa trà

Hoa trà mang vẻ đẹp cuốn hút với đa dạng màu sắc, mỗi loài hoa sẽ mang những ý nghĩa riêng khác nhau. Tuy nhiên tự chung thì loài hoa này tượng trưng cho sự tài lộc, phú quý và trường thọ.

Những bông hoa nở xòe to, màu sắc tươi tắn còn biểu hiện cho sự hoàn mỹ. Hoa phù hợp với mọi độ tuổi, mọi mối quan hệ nên ai cũng có thể dùng hoa trà để làm quà tặng người thân.

Cách trồng hoa trà
Những đóa hoa trà trắng mang vẻ đẹp tinh khiết, thanh tao động lòng người

3. Cách trồng hoa trà chuẩn kỹ thuật

3.1. Chuẩn bị trồng hoa trà

– Vị trí trồng hoa trà: Nên chọn những khu vực nhiều ánh sáng và thoáng mát để cây quang hợp dễ dàng, hạn chế sâu bệnh.

– Chậu trồng hoa trà: Bạn có thể chọn chất liệu chậu tùy chọn theo mục đích và sở thích của mình, cần đảm bảo chậu có lỗ thoát nước để cây không ngập úng.

– Điều kiện đất trồng cây: Đất trồng trà cần đảm bảo không có mầm bệnh và phải tơi xốp, giữ ẩm tốt, khả năng thoát nước cao giàu dưỡng chất.

3.2. Tiến hành trồng hoa trà

– Muốn cây luôn khỏe mạnh, sinh trưởng và phát triển, cho hoa chất lượng thì bạn cần chọn được những cành giống khỏe, không bị sâu bệnh từ cây mẹ. Sau đó sẽ cắt vát cành khoảng 20cm, ngâm cành trong dung dịch kích rễ 30 phút.

– Cho đất trồng đã chuẩn bị sẵn trước đó vào chậu trồng rồi tiến hành cắm cành giống xuống với độ sâu 10cm. Tưới nước cho cây giống rồi đem đặt ở những nơi có ánh sáng nhẹ nhàng. 1 tháng sau cây sẽ bắt đầu ra rễ và phát triển như 1 cây con bình thường.

Cách trồng hoa trà
Cách trồng hoa trà bằng cành giâm được nhiều người lựa chọn

4. Cách chăm sóc hoa trà sau khi trồng

4.1. Ánh sáng cho cây

Trà rất ưa sáng, ưa nắng nên bạn cần được di chuyển cây đến những vị trí hứng sáng tốt khi cây đã phát triển ổn định. Mỗi ngày cây cần được phơi nắng 6 – 8 tiếng để quang hợp đủ. Như vậy cây mới ra hoa đều và đẹp, lên màu chuẩn, đúng form quanh năm.

4.2. Tưới nước cho cây

Hoa trà cần được duy trì đầy đủ độ ấm để có sức sống ổn định nhất. Vào mùa hè bạn cần tưới 2 lần/ ngày cho cây. Vào mùa đông thì sẽ tưới cách ngày với lượng vừa đủ để đất ẩm. Khi tưới nước cần nhớ tưới vào gốc cây, không tưới trên lá vì sẽ khiến nước đọng trên lá dễ nảy sinh mầm bệnh và nấm cây.

4.3. Cắt tỉa cành cây

Một bí quyết để tiết kiệm dinh dưỡng cho hoa trà tập trung phát triển tốt nhất đó chính là cắt tỉa cành khô héo, cành yếu, lá vàng, hoa tàn định kỳ. Công việc này còn giúp kích thích cây ra nhiều chồi mới hơn, hoa to và nhiều, chất lượng hơn ở những lứa sau.

Cách trồng hoa trà
Hoa trà được nhiều người yêu thích bởi vẻ đẹp đơn giản, nhẹ nhàng

5. Phòng ngừa sâu bệnh cho hoa trà

Cây hoa trà rất hiếm khi gặp sâu bệnh tấn công nếu được chủ nhân chăm sóc đúng cách. Tuy nhiên bạn cũng phải cần đề phòng để tránh trường hợp các loại sâu bọ, côn trùng gây hại cho hoa và lá.

Một số sâu hại hay gặp ở cây trà đó là nhện đỏ, kiến, rầy, bọ trĩ…. Nếu thấy cây có các biểu hiện khác thường thì cần theo dõi thật kỹ, tách riêng các cây bị bệnh ra, loại bỏ cành lá bệnh. Sau đó hãy sử dụng thuốc bảo vệ thực vật sinh học để phun cho cây, tiêu diệt tận gốc sâu bệnh.

Bên cạnh đó bạn cũng cần phải thay chậu cho trà sau mỗi năm vì cây có bộ rễ chùm phát triển mạnh nên chậu trồng cần lớn hơn để không cản trở sự sinh trưởng của rễ cây.

Cachtronghoa.com hy vọng từ những thông tin trong bài viết hôm nay sẽ hữu ích với bạn đọc, giúp bạn hiểu rõ hơn về cách trồng hoa trà tại nhà. Chúc bạn sớm sở hữu một không gian lung linh, rực rỡ, ngát hương thơm được tạo bởi giống hoa đẹp mỹ miều này. Hẹn gặp lại bạn trong các bài viết tiếp theo.

About Hà Đỗ

Check Also

Cách trồng hoa cúc Anh

Cách trồng hoa cúc Anh đơn giản, dễ thực hiện nhất cho người mới

Contents1. Giới thiệu về cây hoa trà2. Ý nghĩa của cây hoa trà3. Cách trồng …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *